Được biết đến là một trong những lễ hội lớn của Thái Lan trong năm mới, lễ hội té nước Songkran cũng là một phần tạo nên sự hấp dẫn và độ nổi tiếng của đất nước xứ Chùa Vàng. Mang ý nghĩa đánh dấu sự khởi đầu cho một năm mới của Thái Lan, cũng chính vì điều này mà Songkran luôn nhận được sự quan tâm lớn và sự tham gia của đông đảo người dân. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về lễ hội này, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin sau.
Ý nghĩa của lễ hội té nước Songkran
Mặc dù diễn ra vào tháng 4 nhưng lễ hội Songkran lại là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của người Thái. Ở xứ sở Chùa Vàng, nơi có số lượng người theo đạo Phật chiếm đến 95% nên lễ hội này cũng được tổ chức theo lịch âm, tức vào tháng 4. Khi đó, lễ hội có quy mô lớn và rộng khắp trên cả nước, trở thành một trong những lễ hội có ý nghĩa lớn lao, đặc sắc và cũng trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Người Thái tin rằng, thời gian lễ hội té nước Songkran diễn ra cũng là lúc mà trong vũ trụ, mặt trời chuyển dịch giữa các chòm sao Hoàng Đạo sang Kim Ngưu và năm mới bắt đầu. Tại lễ hội này, mọi người ra sức té nước nhau với ý nghĩa gột rửa, thanh tẩy đi những điều xui xẻo, khó khăn, muộn phiền trong năm cũ để hy vọng vào một năm mới nhiều niềm vui, sức khỏe và may mắn.
Không chỉ mang ý nghĩa bỏ qua điều cũ và chào đón những điều mới, tục lệ té nước ở Thái Lan còn đi kèm với những nét văn hóa truyền thống như thăm hỏi người cao tuổi, đến chùa lễ Phật. Mặc dù, lễ hội té nước có ở cả nước Lào, người Khmer lễ hội té nước Songkran lại có một sức hấp dẫn lớn lao hơn cả. Hơn nữa, lễ hội này ở Thái Lan lại mang tính cộng đồng, do đó du khách gần xa có thể tới chứng kiến và cùng hòa mình vào không khí rộn ràng của ngày hội.
Lễ hội Songkran Thái Lan diễn ra khi nào, ở đâu?
Cũng như nhiều năm trước, năm nay lễ hội Songkran vẫn tổ chức thường lệ vào ngày 13-15/4. Đây cũng là thời điểm ấn định cho lễ hội này, đã được quy định từ năm 1941 đến đây. Trong những ngày này, công dân Thái sẽ được nghỉ để đi chơi Tết, một số khác cũng sẽ xin nghỉ thêm để có thời gian ở bên gia đình, người thân.
Để cảm nhận được sức nóng của lễ hội té nước nức tiếng Thái Lan, bạn nhớ đặt vé máy bay đến các khu vực trung tâm và rất đỗi quen thuộc như Bangkok, Chiang Mai, Phuket, Hua Hin vào đúng ba ngày 13,14 và 15. Trong đó, Chiang Mai là ngoại lệ đã rục rịch tổ chức lễ hội sớm hơn vào ngày 12/4 bởi thành phố này cũng là cái nôi khởi phát của lễ hội té nước Songkran.
Nói đến lễ hội Songkran thì hoạt động té nước chỉ là một phần trong một loạt các sự kiện diễn ra trong suốt ngày lễ này. Suốt từ ngày 13-15/4, ở hầu hết các thành phố lớn của xứ sở Chùa Vàng đều diễn ra rất nhiều các hoạt động đặc sắc, phải kể đến như:
Ngày 13/4: Ngày này có tên là Wan Sungkharn, vào ngày này, người dân Thái Lan sẽ có ngày nghỉ lễ đầu tiên và họ thường có thói quen dọn dẹp, lau chùi nhà cửa và trang hoàng thêm cho ngôi nhà trở nên mới mẻ, đẹp đẽ hơn. Ngoài ra, họ cũng tranh thủ nấu nướng đồ cúng để chuẩn bị cho ngày mai.
Ngày 14/5: Ngày này được đặt là Wan Nao, nó giống như kiểu ngày 30 Tết cổ truyền của nước ta. Vào ngày này, rất đông người dân sẽ dậy thật sớm, đem theo đồ lễ để cúng chùa. Những người lớn tuổi sẽ thực hiện nghi lễ Rod Nam Dum, và người nhỏ tuổi hơn sẽ vẩy nước thơm vào họ để thể hiện sự kính trọng và chúc phúc cho những bậc cao niên.
Ngày 15/5: Gọi là Wan Payawan, là ngày đầu năm mới ở đất nước Thái Lan. Người dân sẽ mặc thật đẹp, đi lễ chùa và tham gia vào nghi lễ tắm tượng Phật, với ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính, gột rửa nghiệp ác của bản thân và cầu mong Đức Phật ban phát sự may mắn. Sau đó, họ sẽ bắt đầu lễ hội té nước Songkran, vừa là phần lễ và cũng vừa là phần hội.
Lễ hội té nước Songkran Thái Lan diễn ra ở đâu?
Mặc dù, đến với Thái Lan vào giữa tháng 4, bạn có thể cảm nhận được không khí vui vẻ, náo nhiệt của lễ hội té nước diễn ra trên khắp mọi miền đất nước. Nếu bạn đến bất cứ các trung tâm lớn, các khu du lịch nổi tiếng, đều có thể bắt gặp các hoạt động trong ngày lễ này. Dẫu vậy, mỗi vùng, mỗi miền trên đất nước Thái lại có cách tổ chức và hoạt động khác nhau.
Chiang Mai: Từ lâu, Chiang Mai đã được biết đến là vùng đất cổ kính, bởi nơi đây vẫn còn lưu giữ rất nhiều các đền chùa và cả những nét văn hóa xưa cũ. Vì vậy, lễ hội té nước Songkran cũng phần nào đó mang màu sắc truyền thống. Hơn hết, ở Chiang Mai, bạn cũng cảm nhận được một khía cạnh khác của lễ hội này, đó là sự xuất hiện của những tiết mục truyền thống và cả những món ăn đậm thơm ngon đậm chất địa phương.
Tại thành phố này, du khách gần xa sẽ có cơ hội được chứng kiến lễ rước tượng Phật vô cùng độc đáo. Tượng Phật sẽ được diễu hành từ cầu Nawarat, đến cổng thành Thapae, đi qua các ngả đường và điểm dừng là chùa Wat Phra Singh. Sau đó, lễ hội té nước sẽ bắt đầu và người dân cũng dâng cơm để cúng tổ tiên, ông bà với ý nghĩa tưởng nhớ người đã khuất. Theo tục lệ ở Chiang Mai, ở đây cũng có lễ buộc chỉ tay với ý nghĩa cầu mọi sự may mắn, tốt lành trong năm mới.
Bangkok: Mặc dù Chiang Mai là nơi khởi sinh ra tục lệ Songkran ở Thái Lan nhưng Bangkok mới đích thị là nơi có lễ hội té nước tuyệt vời và ấn tượng nhất. Theo đó, thủ đô của Thái Lan luôn là nơi có những hoạt đồng chào đón năm mới sôi nổi và quy mô nhất cả nước, lễ hội Songkran cũng không ngoại lệ. Bangkok với sự náo nhiệt, sống động hứa hẹn sẽ không không làm bạn thất vọng.
Vào đúng ngày lễ, khắp mọi nơi tại thành phố Bangkok sẽ trở nên đông đúc hơn hẳn, khi mà cả người dân lẫn du khách đều “quẩy” hết mình. Dù bạn là team hướng nội hay chưa “tỏ tường” về lễ Songkran thì cũng sẽ chẳng hề thấy bị cô đơn, lạc lõng. Ngược lại, cả dòng người đông đúc như hòa làm một và bạn sẽ thấy không có một sự ngại ngùng hay rào cản nào ở đây. Tại các khu vực Banglamphu, Phra Athit, Wisut Krasa hay phố tây Khao San là những khu vực có lượng người tập trung đông và hoạt động té nước diễn ra sôi nổi nhất.
Phuket: Được mệnh danh là hòn ngọc của Thái Lan nên lễ hội té nước ở Phuket cũng rất chi là rộn ràng và có phần “phóng khoáng” hơn. Tại hòn đảo Phi Phi, nơi lễ té nước diễn ra đông đúc, náo nhiệt là điểm đến hàng đầu ở đây.
Hay các ngả đường tại Soi Bangla, biển Patong bạn sẽ thấy những màn té nước ấn tượng. Đôi khi có sự tham gia của vôi và cả vòi rồng xe cứu hỏa. Cùng với đó là tiệc tùng, nhảy mua, ca hát thâu đêm suốt sáng tạo nên sự hứng khởi trong những ngày đầu năm mới.
Pattaya: Nếu như bạn bỏ lỡ đại tiệc té nước ở Thái Lan diễn ra từ ngày 13-15/4 thì cũng đừng lo, tại thành phố biển Pattaya thì lễ hội này lại được tổ chức cách đó khoảng 1 tuần, từ ngày 18-20/4. Mặc dù là “đi sau” nhưng lễ hội té nước Songkran vẫn được tổ chức đàng hoàng và chỉnh chu không thua kém gì ở Bangkok hay Chiang Mai. Hơn nữa, nếu đi du lịch Pattaya những ngày này, bạn còn được xem thi hậu hậu Songkran.
Đi lễ hội té nước Songkran Thái Lan cần chuẩn bị gì?
Đến với lễ hội Songkran, bạn không chỉ có dịp được tìm hiểu nhiều hơn về ngày lễ đặc biệt này mà còn có cơ hội trải nghiệm nhiều điều thú vị. Lễ té nước cũng mang tính cộng đồng, khi ai cũng có thể hòa mình vào dòng người đông đúc và té nước lẫn nhau. Với ý nghĩa rằng, ai bị té nước càng nhiều thì may mắn đến càng nhiều. Vì vậy, nếu có dịp đi du lịch Thái Lan, bạn nhớ sẵn sàng để cháy hết mình cùng người dân. Đi lễ hội té nước ở Thái Lan thì chắc chắn không thể thiếu những món đồ “tủ” như sau:
Khẩu súng nước: Đi té nước thì “đạo cụ” không thể thiếu đó chính là súng nước rồi. Bạn có thể mua nó ở bất cứ đâu trên đường phố Thái Lan, với nhiều mẫu mã, kiểu dáng và giá tiền khác nhau. Nếu đã có ý định tham gia vào lễ hội này thì bạn nhớ “dự trữ” sẵn, vì đơn giản là đúng ngày diễn ra lễ hội thì giá súng nước có thể tăng lên gấp 2,3 lần so với ngày thường.
Túi chống thấm nước: Để có thể ghi lại những khoảnh khắc quẩy hết mình và hơn hết là lưu lại bức tranh đường phố Thái Lan đầy sống động trong lễ hội Songkran thì bạn không thể thiếu điện thoại hay máy ảnh. Nếu không biết cất giữ nó ở đâu, bạn nên mua chiếc túi chống thấm nước để cất các thiết bị điện tử, giữ cho chúng không bị thấm nước. Nếu không tham gia vào cuộc chiến té nước thì bạn cũng nên tìm chỗ cất giữ vì khi đi trên đường cũng rất dễ bị nước “tấn công” bất cứ lúc nào.
Trang phục: Để có thể sẵn sàng lao vào trận chiến té nước, bạn nên ưu tiên những bộ cánh đơn giản, gọn gàng, có chất liệu co giãn để vận động thoải mái. Outset lý tưởng nhất vẫn là áo thun mix quần jeans hoặc quần sort.
Kem chống nắng: Thời tiết tháng 4 mặc dù không quá nắng nhưng nếu phơi làn da cả ngày dưới ánh mặt trời thì chắc chắn sẽ đen sạm mất thôi. Hơn nữa, da một khi tiếp xúc với nước lại càng có xu hướng bắt nắng hơn nữa nên kem chống nắng là điều không thể thiếu. Bạn nhớ bôi kem cách 30 phút trước khi ra ngoài và cứ 2 tiếng lại bôi một lần.
Cần lưu ý gì khi tham gia lễ hội Songkran?
Để có thể thuận lợi hơn trong giao tiếp với người bản xứ, mọi người có thể học lỏm một vài từ như Sawasdee Pee Mai (chúc mừng năm mới), Bpᵾᵾn-chìit-nám (súng nước), Chan kor tode (xin lỗi), Sawad-dee (xin chào).
Bạn chỉ có thể té nước vào người lớn, tránh té vào trẻ nhỏ, các nhà sư và người cao tuổi. Một số khu vực khác sẽ cho phép điều này, tuy nhiên theo phong tục thì phải dùng nước hoa nhài thơm để vảy.
Thời điểm lễ hội diễn ra cũng là lúc mà rất đông người kéo đến, kể cả người dân địa phương và khách du lịch từ khắp mọi nơi. Như vậy, để tránh việc gặp phải những tình huống oái ăm như cộm cắp, móc túi thì bạn nhớ hãy để tiền bạc, đồ vật có giá trị ở khách sạn và khóa lại.
Té nước là một lễ tục quan trọng đối với người dân Thái Lan và mọi người đều cảm thấy vui khi té nước người khác và được té nước. Vì vậy, dù cho bạn không thích thì nếu vô tình bị té nước thì cũng đừng tỏ vẻ không vui, vì điều này được cho là khá bất lịch sự. Hơn nữa, đây cũng là một nét văn hóa của đất nước Thái, với ý nghĩa tốt đẹp nên hãy cứ “nhập gia tùy tục”.
Mặc dù, đến với lễ hội té nước Songkran đơn thuần chỉ là cuộc vui nhưng trong tâm thức của người Thái, nó lại là một sự kiện quan trọng và là một nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống. Vì vậy, những thông tin trên đây sẽ là cần thiết để bạn có thêm sự hiểu biết về phong tục này cũng như có một trải nghiệm trọn vẹn, vui vẻ tại xứ sở Chùa Vàng.
Các bạn vừa xem bài viết Lễ Hội Té Nước Songkran Thái Lan Vào Tháng Máy? Có Gì Hay tại danh mục Châu Á tại Kinhnghiemdulich.gody.vn. Xem thêm các bài viết du lịch Thái Lan dưới đây:
- Lễ Hội Té Nước Songkran Thái Lan: Địa Chỉ, Thời Gian & Lưu Ý
- Du Lịch Thái Lan Mùa Nào Đẹp Nhất? Nên Đi Đâu Chơi
- 13+ Địa Điểm Du Lịch Chiang Mai (Thái Lan) Nổi Tiếng & Đẹp
- Du Lịch Thái Lan Mùa Nào Đẹp Nhất? Thời Tiết & Nên Đi Đâu
- Du Lịch Thái Lan 3 Ngày 2 Đêm: Lịch Trình, Chi Phí & Chuẩn Bị
- Du Lịch Thái Lan 4 Ngày 3 Đêm: Vui Chơi, Ăn Uống & Nghỉ Ngơi
- 10+ Địa Điểm Du Lịch Thái Lan Đẹp, Nổi Tiếng & Hấp Dẫn Nhất
- Du Lịch Phuket (Thái Lan) Đầy Đủ & Chi Tiết, Cần Lưu Ngay
- Chi Phí Đi Du Lịch Thái Lan Đắt Hay Rẻ? Các Khoản Phí Cụ Thể
- Chi Phí Đi Thái Lan 3 Ngày 2 Đêm Tự Túc Hết Bao Nhiêu Tiền?
- Cẩm Nang Du Lịch Thái Lan: Xứ Sở Chùa Vàng Trong Bàn Tay
- Gợi Ý 7 Phương Tiện Di Chuyển Ở Thái Lan Tiện Lợi & Giá Rẻ
- 15+ Món Đồ Ăn Vặt Thái Lan Nên Thử & Kèm Địa Chỉ Bán
- Ăn Gì Ở Bangkok (Thái Lan) Vừa Ngon, Rẻ & Kèm Địa Chỉ Quán
- Các Điểm Du Lịch Ở Bangkok (Thái Lan) Nổi Tiếng & Nên Đi
- Đi Thái Lan Mua Quà Gì Hợp Lý? Mua Ở Đâu & Giá Bao Nhiêu
- Đi Thái Lan Mua Gì Về Làm Quà Tặng Người Thân & Bạn Bè
- Đặc Sản Thái Lan Có Gì? Ăn Ở Đâu, Có Giá & Địa Chỉ Quán Ăn
- Ăn Gì Ở Thái Lan? 13+ Món Ngon Ở Xứ Sở Chùa Vàng Phải Thử
- Kinh Nghiệm Du Lịch Thái Lan Mùa Covid-19 Mới Nhất
- 18 App Hữu Ích Nhất Khi Đi Du Lịch Thái Lan
- Hướng Dẫn Chi Tiết Nhập Cảnh Du Lịch Thái Lan
- Tổng Hợp 7 Điểm Săn Mây Ở Thái Lan Đẹp Nhất Bạn Nên Biết
- Kinh Nghiệm Du Lịch Koh Samui Thái Lan Tự Túc Từ A – Z