Tuy không có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như nhiều tỉnh thành khác, nhưng Thái Bình vẫn luôn là điểm du lịch hấp dẫn du khách vào mỗi dịp lễ. Là một tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Hồng, tới Thái Bình du khách sẽ được khám phá những địa điểm du lịch hấp dẫn như chùa chiền, các bãi biển tuyệt đẹp. Nếu du khách có dịp ghé về Thái Bình mà chưa biết đi đâu, chơi gì? Thì hãy tham khảo ngay các địa điểm du lịch Thái Bình được giới thiệu ngay dưới đây nhé.
Thái bình còn được biết đến là địa danh khá nổi tiếng với các khu du lịch biển, các làng nghề truyền thống cùng với nhiều công trình văn hóa lịch sử và các sinh hoạt văn hóa dân gian đậm đà bản sắc. Vì vậy, một chuyến đi khám phá Thái Bình sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm tuyệt vời nhất.
1. Bãi Biển Đồng Châu
Về với Thái Bình để ngắm bình minh trên bãi biển Đồng Châu tuyệt đẹp bên những chòi canh ngao độc nhất vô nhị là trải nghiệm mà du khách nên thử. Bãi biển Đồng Châu nằm ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 30km. Nơi đây có khung cảnh bình yên, hoang sơ và độc đáo bậc nhất miền Bắc. Bãi biển Đồng Châu có bờ cát trải dài 5km, ôm trọn lấy mặt biển mênh mông, êm đềm. Điểm đặc biệt làm nên nét quyến rũ riêng của Biển Đồng Châu nằm ở hàng chục chiếc chòi canh nhô lên khỏi mặt nước.
Ngoài ra, tại bãi biển Đồng Châu du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành, khám phá cuộc sống mộc mạc của người dân nơi đây. Thời điểm đẹp nhất của bãi biển là lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Hơn nữa, du khách đừng quên thưởng thức những món hải sản tươi ngon của vùng biển này nhé.
- Cách di chuyển: Từ Hà Nội đi theo đường QL1, tới đường Đồng Văn thì rẽ trái vào cầu Yên Lệnh. Sau đó đi thẳng theo đường QL39 đi Hưng Yên. Chỉ cần qua cầu Triều Dương là tới địa phân tỉnh Thái Bình. Từ đây du khách tiếp tục đi theo đường QL 39B. Qua thị trấn Tiền Hải là sẽ đến Đồng Châu.
2. Bãi Biển Cồn Vành
Bãi biển Cồn Vành là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Thái Bình nằm tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Không chỉ sở hữu đường bờ biển hoang sơ dài 6km, bãi biển Cồn Vành còn được thiên nhiên ban tặng cho một hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Biển Cồn Vành là sự kết hợp hòa quyện giữ nắng gió và cát biển mang lại cho du khách những trải nghiệm khó quên.
Bãi biển Cồn Vành với tổng diện tích khá khiêm tốn là 1.696 ha. Trong đó, khuôn viên rừng ngập mặn chiếm gần 50% tổng diện tích là 700ha. Với chiều dài bờ biển là 6km ôm dọc 56ha cánh rừng phi lao cực xinh. Đây là cảnh xinh khiến nhiều du khách tò mò tìm đến khám phá. Biển Cồn Vành rất trong và sạch, là nơi thích hợp để bơi lội và thả mình trong làn nước trong lành mát mẻ thiên nhiên. Đến đây ngoài tắm biển, du khách cứ ngỡ như đang lạc vào thế giới thiên thần thơ mộng. Một thế giới mênh mông với chim cò bay lượn ngất trời mây. Một bức tranh thủy mặc của đời thường đích thực là đây.
- Địa chỉ: Thị trấn Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình
- Cách di chuyển: Đi dọc theo hướng quốc lộ 39B để đến Tiền Hải. Từ đây du khách rẽ phải hướng ĐT 221A là đến được Cồn Vành (khoảng 25km).
3. Bãi Biển Cồn Đen
Bãi biển Cồn Đen nằm cách đất liền 3km thuộc xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình. Cách Thị trấn Diêm Điền 15 km về phía Nam và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía Tây. Bãi biển Cồn Đen là địa điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn du khách thích khám phá bởi nơi đây có thảm thực vật nguyên sơ. Tại đây, du khách có thể thà hồn trong làn nước trong xanh, khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo khi đi dạo trên Cây cầu tre dài 500m của khu du lịch Cồn Đen.
Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, đến nay bãi biển Cồn Đen vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có, được nhiều du khách đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao. Với những bãi cát trải dài, độ dốc vừa phải, quanh năm sóng vỗ êm đềm, Cồn Đen cũng là nơi rất thích hợp để tắm biển mỗi dịp hè về. Ngoài ra, du khách có thể tổ chức picnic và các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển sau những giờ phút vui đùa cùng sóng nước.
Địa chỉ: Thái Đô, Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình
- Cách di chuyển: Từ trung tâm thành phố Thái Bình, du khách đi theo tuyến đường đê sau đó đến ngã 3 giao với TL 219 thì rẽ phải đến ngã 3 giao với đường 47 thì rẽ phải tiếp rồi theo đường đê một đoạn nữa là đến khu du lịch Cồn Đen.
4. Nhà Thờ Bác Trạch
Nhà thờ Bác Trạch nổi bật với kiến trúc “trong vàng, ngoài xanh” đặc biệt chỉ có ở Bác Trạch. Đây là một công trình kiến trúc hoành tráng được khánh thành vào ngày 13 tháng 10 năm 2013. Khi nhìn lên mái vòm với những bức tranh được vẽ công phu và chi tiết trang trí cầu kì, cảm giác như đang chiêm ngưỡng một tòa vương cung thánh đường đích thực vậy. Vào nhà thờ Bác Trạch du khách sẽ có cảm giác khá lạ, bị cuốn vào lối kiến trúc mê hoặc và huyền bí.
Ngoài sự đồ sộ, lộng lẫy, nguy nga, nhà thờ Bác Trạch được trang trí với những đường nét hoa văn rất tỉ mỉ và cầu kì từ cánh hoa hay đường chỉ nhỏ nhất mà khó có thể tìm kiếm ở nơi nào khác. Nơi đây được xây dựng khá công phu với hàng tấn vật liệu xây dựng kết hợp với kiến trúc tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ mang đến cho du khách không gian sống động. Đây được coi là một trong những nhà thờ có tuyệt tác kiến trúc đẹp nhất Việt Nam, một kỳ công về kiến trúc Gothic, vốn được thấy nhiều dấu ấn nhất trong các nhà thờ lớn, các vương cung thánh đường.
- Địa chỉ: Vân Trường, Tiền Hải, Thái Bình
- Giờ mở cửa: 7h30 – 23h00
5. Làng Vườn Bách Thuận
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km, thuộc huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, làng Bách Thuận là làng vườn trù phú với những vườn cây cảnh và cây ăn quả tốt tươi. Rìa làng là bãi phù sa màu mỡ được trồng nhiều mía, chuối và dâu nuôi tầm. Tham quan làng Bách Thuận, du khách như ngỡ mình đang lạc vào một công viên thu nhỏ với những hàng ngâu xanh thẫm, cây hòe xanh tươi nằm dọc theo 2 bên đường làng.
Thiên nhiên ưu đãi, đã ban tặng cho Bách Thuận những điều kiện tuyệt vời để phát triển nghề vườn truyền thống. Khám vá làng vườn Bách Thuận, du khách được thấy các loại trái cây hoa quả như: Mít, chuối, quýt, cam, hồng xiêm, vải, nhãn, chanh, mận, roi, ổi, táo… Bên cạnh vườn cây ăn trái, còn có vườn cây cảnh, cây thế sẽ khiến du khách mê mẩn. Mỗi loại cây tại vườn đều mang một giáng vẻ riêng với những tên gọi khác nhau tùy vào cách chủ nhân uốn tỉa. Ngoài ra, tham quan ngôi làng vào dịp nước lên, ngôi làng bông chốc biến thành những dòng sông nhỏ, du khách sẽ có những kỉ niệm đáng nhớ.
6. Nhà Thờ Chính Tòa Thái Bình
Nhà thờ Chính tòa Thái Bình được khánh thành vào năm 2007 và được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Nhà thờ nằm trên khuôn viên rộng 6.201,6m2, nhà thờ Chính Tòa Thái Bình mang đậm những dấu ấn trong Kinh Thánh. Ngôi Thánh Đường khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, màu của phù sa, gợi nhớ miền quê lúa của lưu vực sông Hồng và sông Trà Lý. Vừa mang nét đẹp hiện đại, vừa cổ kính, mang đậm phong cách kiến trúc của Gothic và Phương Đông.
Nhà thờ chính tòa có hai ngọn tháp cao 46m được thiết kế như hai ngọn nến cháy sáng, được nâng đỡ bởi hai bàn tay vững chãi đang hướng thẳng lên trời cao, luôn tỏa sáng lung linh nhiệm màu, cùng với tiếng ngân vang của 3 quả chuông, kêu gọi mọi người đến với Chúa. Gian cung thánh được thiết kế như một chiếc trống đồng, phụ họa thêm những bức phù điêu họa tiết hoa văn thể hiện những cảnh sinh hoạt thường ngày. Gian cung thánh tương đối rộng, phục vụ hàng trăm linh mục đồng tế trong các dịp lễ trọng. Ngoài ra, nền cung thánh được lát đá granite màu đỏ, nhìn xa, giống như một tấm thảm đỏ khổng lồ, thể hiện sự uy nghi tráng lệ, xứng đáng là nơi diễn ra Thánh Lễ.
- Địa chỉ: P. Lê Hồng, Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
7. Chùa Keo
Chùa Keo thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình, có tuổi đời gần 400 năm, vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc cổ kính đặc trưng của các ngôi chùa Việt, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan mỗi ngày. Với quy mô rộng lớn gồm nhiều công trình bề thế, chùa Keo được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ, minh chứng cho sự tài hoa của những nghệ nhân thời nhà Lê. Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùa nào lại được tới 57.000m2 với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim.
Không gian kiến trúc ở chùa được sắp xếp một cách tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu “tiền Phật hậu Thần”. Bố cục kiến trúc dường như là phát qui luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột hiên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối một cách khéo léo. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Bên cạnh kiến trúc “Nội công, ngoại quốc”. Thì việc chùa Keo được xây dựng quay mặt ra hướng nam với điểm đầu là Tam quan ngoại và điểm cuối là Gác chuông nằm trên một trục bắc – nam. Được xem là đường “thần đạo” trong phong thủy kiến trúc.
- Địa chỉ: Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình, Việt Nam
- Cách di chuyển: Di chuyển bằng ô tô theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đi khoảng 32 km chuyển hướng đi vào cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình sao đó đến nút giao thông Đại Xuyên đi tiếp đến nút giao thông Liêm Tuyền và rẽ trái vào đường Hà Huy Tập/QL 21B/Đại lộ Thiên Trường Nam Định. Đi tiếp qua trạm thu phí BOT Mỹ Lộc sau đó đi tiếp theo Đại lộ Thiên Trường rồi qua cầu vượt Nam Định đi thẳng QL10/QL38B sang Cầu Tân Đệ. Sau đó đi thẳng đến đường Hùng Vương, khoảng 800 m thì rẽ trái vào đường Nguyễn Trãi/TL463. Đi khoảng 100 m, rẽ phải vào TL463/TL220B. Đi khoảng 6km rẽ phải vào TL463/TL220B. Đi thêm 3,5 km rẽ phải vào TL463/TL220B. Đi khoảng 1,5 km là đến Chùa Keo.
8. Làng Nghề Đồng Xâm
Đồng Xâm là một làng nghề chạm bạc lâu đời và cũng được xem là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Thái Bình không nên bỏ lỡ. Tư một miền đất cổ, hình thành với hàng nghìn năm lịch sử, làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái (Kiến Xương) đã duy trì và phát triển nghề chạm bạc truyền thống trên 600 năm. Trải qua bao biến cố thời gian, đến nay trở thành làng nghề truyền thống độc đáo, phát triển mạnh.
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm nằm giữa hữu ngạn sông Đồng Giang thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, cách trung tâm thành phố Thái Bình chừng 20 km về phía đông. Với sự tồn tại gần 4 thế kỷ, sản phẩm chạm bạc của làng Đồng Xâm, Thái Bình, nổi tiếng bởi sự tinh xảo với những họa tiết bay lượn thể hiện tay nghề điêu luyện của người nghệ nhân. Ngày nay, ảnh hưởng của thị trường nên số lượng sản phẩm chạm bạc ở làng giảm dần. Người làm nghề chỉ nhận sản xuất theo số lượng đặt, còn chủ yếu chuyển sang làm đồ đồng dạng bán công nghiệp.
9. Làng Dệt Chiếu Hới
“Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới” là câu ca dao đi vào đời sống của người dân Thái Bình một cách đầy bình dị. Và người ta thường liên tưởng ngay đến làng nghề dệt chiếu truyền thống lâu đời tại làng Hới, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, Thái Bình. Theo nhiều tài liệu và người già trong làng kể lại, vào thời Tiền Lê – Lý thế kỷ thứ X – XI tại làng Hới đã bắt đầu dệt chiếu, sau đó phát triển mạnh nhất vào thời Hậu Lê. Và người mang công lao lớn nhất thời bấy giờ chính là vị Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ.
Nhắc đến kỹ thuật dệt chiếu, làng Hới là nơi hộ tụ những kỹ thuật tinh xảo và khéo léo từ những người nông dân chất phát, bình dị xã Tân Lễ. Nguyên liệu chính được dùng để làm chiếu là cói và sợi đay, loại cây hay được trồng ở những vùng gần sông nước, nơi nhiều phù sa bồi đắp. Khi thu hoạch cói và đay, người thợ lựa chọn nguyên liệu đạt chuẩn và đem về nhuộm màu, dệt thành phẩm. Trước kia người dân dệt bằng tay, nay kỹ thuật trở nên công phú hơn. Người dân nơi đây chuyển sang dùng máy dệt chiếu, năng suất cao hơn và thu nhập của người thợ cũng tăng lên đáng kể, quan trọng nhất là chất lượng được đảm bảo.
10. Đền Thánh Mẫu
Đền Thánh Mẫu là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng thuộc xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đền thờ một bà hoàng hâu nhà Đinh có tên là Đinh Thị Tỉnh, hiệu Trinh Minh hoàng hậu. Đền thờ Hoàng hầu cùng với 4 người anh trai của bà ở thôn Bắc trở thành những di tích quan trọng thờ các vị thành hoàng làng Phù Lưu xưa, nay là xã Đông Sơn. Ngoài ra, trong đền còn lưu giữ nhiều sắc phong thời Nguyễn và cuốn thần tích chữ Hán do Đông Các Đại Học Sĩ Nguyễn Bính soạn được sao vào năm 1739.
Đền Thánh Mẫu là công trình kiến trúc nghệ điêu khắc gỗ đã được trùng tu vào cuối thể kỉ XIX. Đền quay mặt về hướng Đông Nam, gồm các công trình: Đền và tào xá, tắc môn, hoành mã, giếng nước, đền kết cấu chữ Đinh, gồm 2 tòa, 7 gian, 5 gian tào xá. Tổng thể đền thờ được khép kín bởi tào xá, tường bao viên, hoành mã tắc môn, có giếng nước trước cửa đền giúp cho khung cảnh và đền toát lên vẻ uy linh, thâm tĩnh của một nơi thờ bậc mẫu nghi thiên hạ. Đây là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở huyện Đông Hưng.
- Cách di chuyển: Từ thành phố Thái Bình đi theo quốc lộ 10 đi Hải Phòng khoảng 14km rẽ tay phải, sau đó đi đường liên xã đi vào thôn Trung, rẽ trái 200 m là đến đền “Quốc Mẫu Từ”.
11. Đền Đồng Bằng
Là công trình kiến trúc tâm linh quý giá, từ lâu đền Đồng Bằng ở Thái Bình luôn là điểm đến hấp dẫn du khách tham quan, hành hương và chiêm bái. Ngôi đền gắn liền với vua cha Bát Hải Động Đình, một trong những người có công lớn an dân, dựng nước trong những buổi đầu sơ khai. Ngôi đền đồ sộ đã hơn 4000 năm tuổi với kiến trúc uy nghi nằm bên dòng sông cổ Mai Diêm là một điểm dừng chân hấp dẫn với du khách gần xa. Đền Đồng Bằng thuộc địa bàn lạng Đồng Bằng, xã An Lễ huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
Đền Đồng Bằng được ví như một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ bởi công trình này mang nhiều dáng vẻ đồ sộ với tầng tầng, lớp lớp các cung. Theo đó, ngôi đền có 13 tòa, 66 gian leien hoàn thiết kế khép kín và được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo với hàng trăm câu đối được sơn son thếp vàng, các cuốn thư, chủ đền về quý linh, tứ quý, thiên nhiên đầy thần thoại, huyền ảo và sống động. Khu vực cổng đền được thiết kế theo kiểu vọng lầu tam rất hoành trắng, khi qua cổng tam quan, du khách sẽ đến với sân chính nội tự, đây là nơi tổ chức các hoạt động đại lễ, tế quan trọng.
- Địa chỉ: An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình
12. Đền Trần Thái Bình
Đền Trần Thái Bình tọa lạc tại thôn Tam Thượng, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Cách đây hơn 700 năm đây chính là nơi các vị vua của nhà Trần được sinh ra và xây dựng sự nghiệp. Đền Trần là địa điểm địa linh nhân kiệt , nơi các yếu tố thiên nhiên và con người dung hòa vào làm một. Trải qua hơn 700 năm tồn tại, dù cho bơm đạn chiến tranh tàn phá nhưng ngôi đền vẫn tồn tại hiện nay, người dân cả nước hàng năm luôn đổ về đây để thắp hương thờ tự những vị anh hùng của dân tộc.
Đền Trần Thái Bình có diện tích 5.175m2, được chia thành nhiều công trình công phu và kì công như: tòa hậu cung, tòa bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hóa vàng, ba ngôi mộ các vua Trần cùng nhiều công trình kiến trúc độc đáo liên quan. Tham quan đền, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi kiến trúc nơi đây, mọi thứ đều giữ nguyên trạng như ban đầu, mỗi viên gạch nơi đây đều có niên đại lên đến hàng trăm năm. Du khách có thể thấy được dù làm hàng trăm năm trước nhưng các nhà vua đã rất giỏi và sáng tạo khi xây dựng được quần thể đền thờ và lăng mộ nguy nga và rất quy của như hiện nay.
13. Đền Tiên La
Đền Tiên La được xây dựng trên gò Kim Quy với diện tích lên đến hơn 6.000m2, có cấu trúc “tiền nhất – hậu đinh” theo đúng kiểu cổ từ cột, kèo đến vòm mái uốn cong mang dáng hình con rồng bay lên. Đền Tiên La có ba tòa điện chính đó là: Đại Bái (Tiền tế), Trung tế và Hậu điện. Các tòa điện bái đường hay thượng điện được xây dựng bằng gỗ tứ thiết, trạm trổ công phu các hình long – lân – quy – phượng, xen kẻ vào đó là các hình thông – trúc – cúc – mai.
Sau nhiều lần trung tu, sửa chữa, đền được mở rộng với quy mô lớn cùng với đó là nhiều công trình như cổng đền, toàn tiền tế, tòa trung tế hay thượng điện. Ngoài ra, đền còn lưu giữ được nhiều những đồ tế quý có giá trị thẩm mỹ và giá trị vô cùng lớn từ thời Lê, cùng các bia đá, chuông lớn có giá trị quý giá. Tham quan đền Tiên La, du khách đừng quên ghé thăm Gác chuông, một công trình nghệ thuật bằng gỗ với lối kiến trúc vô cùng đẹp mắt tại đây. Hàng năm, cứ đến ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm, nơi đây tổ chức lễ hội đền Tiên La để tưởng nhớ công ơn của Bát Nạn tướng quân thu hút được đông đảo du khách khắp các nơi tới dự. Tham gia lễ hội có rất nhiều trò chơi dân gian như múa sư tử, múa rồng, chọi gà, đấu vật,…
Vừa rồi là danh sách những địa điểm du lịch Thái Bình nổi tiếng, thu hút du khách tại vùng quê bình dị này. Mỗi điểm đến sẽ mang lại nhiều trả nghiệm thú vị, hứa hẹn giúp chuyến đi của du khách thêm trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
Xem thêm:
- 13 Đặc Sản, Món Ngon Thái Bình Nhất Đinh Phải Thưởng Thức
- 13+ Quán Cafe Ở Thái Bình View Đẹp, Đồ Uống Ngon & Giá Rẻ
- 13+ Khách Sạn Thái Bình Đẹp Dịch Vụ Chất Lượng & Giá Tốt
Du khách có thể xem thêm bài Kinh Nghiệm Du Lịch Thái Bình Tự Túc Siêu Chi Tiết tại danh mục miền Bắc trên Kinhnghiemdulich.gody.vn.