HomeViệt NamMiền NamChùa Thái Sơn Núi Cậu

Chùa Thái Sơn Núi Cậu

Nếu có dịp ghé đến Bình Dương, du khách hãy dành thời gian để vãn cảnh Chùa Thái Sơn Núi Cậu. Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng tại khu vực phía Nam, được mệnh danh là ngôi chùa uy nghi và linh thiêng nhất. Đến với nơi đây, du khách sẽ có cảm giác bình yên khó tả, tâm trí như được dẫn dắt tìm về với tâm hồn bên trong.

Giới thiệu Chùa Thái Sơn Núi Cậu Bình Dương

Ngôi chùa linh thiêng nằm ở lưng chừng Núi Cậu được Hoà thượng Thích Đạt Phẩm sáng lập vào năm 1988. Công trình tâm linh uy nghi đã trải qua một lần trùng tu vào năm 2003 và càng tráng lệ hơn trước. Khách thập phương khi ghé đến sẽ cảm nhận được ngay vẻ đẹp của Chùa Thái Sơn, cùng với sự hùng vĩ của Núi Cậu lại càng tôn lên sự nguy nga, bắt mắt.

Chùa nằm ở lưng chừng núi, cách mặt đất khoảng 50m nên việc di chuyển khá dễ dàng. du khách có thể chọn đi bộ qua các bậc thang để tận hưởng trọn vẹn sự bao la rộng lớn của non sông mà mẹ thiên nhiên du khách tặng. Cổng Tam Quan sừng sững, bước qua là lúc du khách cảm thấy choáng ngợp trước khuôn viên rộng tới 5ha với đa dạng các bức tượng Phật và cây cảnh.

Từ cổng du khách có thể rẽ vào Cửu Trùng Đại Pháp để xem tượng Nam Hải Quan Thế m Bồ Tát có màu xanh nổi bật, cao 12m. Các đại tháp xung quanh cao tới 36m, bao gồm 9 tầng được bố trí nối tiếp nhau tạo nên quần thể ấn tượng. Cây xanh được trồng xen kẽ ở lối ra vào, bao bọc các tháp tạo nên sự thoải mái, dễ chịu.

Đi sâu hơn, du khách sẽ phải cảm thấy thán phục trước các công trình mang đậm phong cách phương Đông. Đặc trưng của kiến trúc vừa bí ẩn vừa xa hoa hoành tráng được thể hiện rất rõ. du khách có thể ghé vào Chánh Điện, thăm Dinh Cậu, xem tượng Tiêu Diện, Quan Công, chiêm ngưỡng Thập Bát La Hán,… để có cái nhìn trọn vẹn.

Thông tin Chùa Thái Sơn Núi Cậu Bình Dương

Chùa Thái Sơn nằm ở Núi Cậu, địa chỉ cụ thể là Ấp Tha La, Xã Định Thành, Dầu Tiếng, Bình Dương. Đây là một trong những ngôi chùa được xem là linh thiêng nhất ở khu vực miền Nam. Không những thế, kiến trúc của Chùa Thái Sơn cũng rất độc đáo và đẹp mắt, không thua kém gì Chùa Hội An nổi tiếng cũng nằm ở Bình Dương.

Chùa mở cửa từ khá sớm, thời điểm 4h sáng du khách đã có thể đến đây để làm lễ, sau đó ngắm cảnh bình minh, giúp tâm hồn trở nên tĩnh lặng. Chùa không thu phí tham quan của du khách nên du khách được phép ghé tới bất cứ lúc nào. Vì nằm trên lưng núi nên cảnh quan xung quanh rất hùng vĩ, du khách đừng bỏ qua cơ hội thăm thú và tận hưởng bầu không khí yên bình và trong lành nơi đây.

Chùa Thái Sơn Núi Cậu

Hướng dẫn đi đến chùa Thái Sơn Núi Cậu Bình Dương

Có hai tuyến đường dẫn đến với chân Núi Cậu để du khách tới được Chùa Thái Sơn, đều rất dễ đi. Thời gian di chuyển chỉ khoảng 50 – 60 phút tùy vào phương tiện du khách chọn là ô tô hay xe máy. du khách cần lưu ý là đều phải đến được trung tâm thành phố Tây Ninh mới có thể tiếp tục đến núi.

Chùa Thái Sơn chỉ cách trung tâm Sài Gòn chỉ 103km. du khách bắt đầu theo hướng Quốc lộ 22, đi đến ngã ba Trảng Bàng thì rẽ phải, đi thẳng thêm 50km theo hướng Tỉnh lộ 782km đến trung tâm thành phố Tây Ninh.

Phương tiện di chuyển

Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm thì xe máy là lựa chọn phù hợp nhất nếu du khách muốn tận hưởng cảnh đẹp kỳ vĩ của Tây Ninh. Tuy nhiên nếu di chuyển theo gia đình, có trẻ nhỏ thì du khách nên lựa chọn ô tô vì khí hậu Tây Ninh nắng nóng quanh năm, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Lưu ý là hiện nay chưa có xe buýt đi từ trung tâm thành phố đến Núi Cậu nên du khách chỉ có thể chọn ô tô hoặc xe máy.

Tuyến đường đi đến Núi Cậu

Có hai cách để du khách đến được ngôi chùa linh thiêng bậc nhất của Bình Dương:
Di chuyển theo tuyến đường tỉnh lộ: Từ trung tâm thành phố Tây Ninh du khách đi vào đường Bời Lời (hướng Đông Bắc), rẽ phải vào Lộ Khe Đón. Đi thêm một đoạn du khách rẽ trái vào Đường Nguyễn Chí Thanh đến ngã ba Bờ Hồ, rẽ phải vào Tỉnh lộ 781.

Đến Cầu K33 du khách rẽ trái để đi vào đường Tỉnh lộ 789, băng qua Cầu Mới thì tới đường huyện 703. Du khách rẽ trái khi thấy đường Trần Văn Lắc, đi một đoạn thì rẽ trái vào đường huyện 702 là có thể đi thẳng đến chân Núi Cậu. Tổng quãng đường từ trung tâm thành phố Tây Ninh đến Núi Cậu khoảng 40km.

Di chuyển theo tuyến đường đến Núi Bà Đen – Dầu Tiếng: Bắt đầu từ trung thâm thành phố Tây Ninh, du khách rẽ vào đường Cách Mạng Tháng Tám đến Tòa Thánh. Tiếp theo rẽ sang hướng Núi Bà Đen và đi theo chỉ dẫn đến với Thị trấn Dương Minh Châu. du khách sẽ phải và đi thẳng đến khi thấy có bảng chỉ đường đến Hồ Dầu Tiếng và Núi Cậu sẽ thấy Chùa Thái Sơn.

Di chuyển từ chân núi đến chùa

Để di chuyển từ chân núi đến chùa du khách hãy đi theo đường bê tông mới, có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô đều được. Thời gian đi chỉ khoảng 5 phút vì chùa chỉ nằm ở độ cao 50m so với mực nước biển, cung đường không rẽ nhiều lần và không có độ dốc quá lớn. Khi đến trước Cổng Tam Quan du khách cần đến điểm gửi xe và sau đó tản bộ vãn cảnh chùa.
Hành trình ghé thăm Chùa Thái Sơn Bình Dương trọn vẹn

Với những ai đã có cơ hội đến với ngôi chùa nằm trên Núi Cậu, vẻ đẹp của kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên đều để lại ấn tượng khó phai mờ. Chùa Thái Sơn thực sự là một kiệt tác mang đậm phong cách phương Đông, tái hiện trọn vẹn đặc điểm của nghệ thuật cổ điển. Không gian mang đến cho du khách cảm giác cổ kính, hoài niệm và cực kỳ bình yên, chạm đến nơi tâm hồn lâu ngày không được tưới mát.

Ngay khi nhìn thấy Cổng Tam Quan du khách đã phải trầm trồ bởi sự uy nghi và kiên cố, tượng trưng cho văn hoá và lịch sử vững vàng của đất nước Việt Nam. Bước vào bên trong là hai hàng tượng Hộ Pháp, Ngọc Hoàng, La Hán, Quan Công uy nghiêm với từng nét điêu khắc tinh xảo khó rời mắt. Chính giữa là tượng Quan Thế m Bồ Tát màu xanh dương nổi bật, đặt trước Chánh Điện Ngọc là nơi để hành hương, cầu nguyện.

Bên trong Chánh Điện thờ các vị Quan m Thị Kính, Tiêu Diện, Bồ Tát Di Lặc, Hộ Pháp. Những bức tượng này đều được thực hiện bởi nghệ nhân nổi tiếng, khắc hoạ tỉ mỉ trong từng chi tiết, cực kỳ sắc sảo và tinh vi. Màu sắc các bức tượng đều sử dụng màu vàng sáng, vừa mang đến cảm giác linh thiêng vừa kích thích sự hứng thú muốn khám phá của du khách.

Thời điểm đến Chùa Thái Sơn Núi Cậu Bình Dương

Bình Dương và Tây Ninh là hai tỉnh có khí hậu quanh năm khô nóng, nhiều nắng nên du khách cần tránh đến Chùa Thái Sơn vào tháng 3 và 4 (thời điểm nóng nhất). Tháng 8 và tháng 9 là lúc ghé thăm Núi Cậu phù hợp vì thời tiết dễ chịu, bên cạnh đó còn có lễ Vu Lan báo hiếu được tổ chức long trọng. Các sự kiện văn hoá được tổ chức vô cùng nhộn nhịp, du khách thập phương ghé đến cũng rất đông.

Tháng 4 âm lịch là thời điểm lễ Phật Đản diễn ra nên du khách cũng có thể chọn tới với Chùa Thái Sơn Núi Cậu. Ngày 14 và 15 tháng 8 hay tháng 10 âm lịch cũng là lúc diễn ra nhiều sự kiện vì đây là ngày rằm lớn trong năm. Không chỉ có lễ hội sôi động ở chùa mà du khách còn có thể ghé qua Toà Thánh để tham quan và tận hưởng không khí ở nơi đây.

Trường hợp du khách là người yêu hoạt động leo núi (trekking) thì nên chọn đến Chùa vào tháng 1 và 2. Không khí lúc này vô cùng mát mẻ, chưa tới 30 độ C và không có nhiều nắng nên thuận lợi để trải nghiệm. Du khách nên bắt đầu hành trình của mình từ chân núi vào lúc 4h30 – 5h sáng để kịp kết thúc chuyến đi trong ngày.

Ăn gì tại Chùa Thái Sơn Núi Cậu Bình Dương?

Đến chùa du khách nhất định không được bỏ qua cơ hội khám phá nền ẩm thực phong phú của người dân Bình Dương – Tây Ninh. Dọc theo con đường bê tông hay thậm chí là đường mòn đi bộ lên chùa đều có các quán đặc sản. Gần Chùa Thái Sơn Núi Cậu còn có quán ăn dành cho gia đình, bao gồm cơm và các món ăn đặc trưng của người miền Nam.

Đến chùa vào các ngày rằm du khách sẽ có dịp thưởng thức những món ăn chay đa dạng do chính các ni, các sư nấu nướng và phục vụ. Mặc dù đều có nguyên liệu đơn giản nhưng cách chế biến và trang trí vô cùng cầu kỳ cùng hương vị thơm ngon. Ngoài ra trên tuyến đường từ Chùa Thái Sơn đến Hồ Dầu Tiếng du khách có thể ghé vào nhà hàng phục vụ.
Đặc sản vùng miền: Bánh xèo, bánh canh, hủ tiếu, chè, sữa đậu phộng,…

  • Món ăn no trưa và tối: Cơm niêu, canh chua, cá kho tộ, cà pháo mắm nêm, rau luộc kho quẹt, bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc,…
  • Đồ ăn nhanh: Bánh mì, gỏi cuốn, bánh bông lan, nước mía, nước suối, nước ngọt
  • Món chay tại chùa: Bún xào, mì xào, tàu hũ kho, mít kho, sườn chay rim,…
  • Nhà hàng: Lẩu cá lăng, cá bớp, cá suối nướng, thịt nướng mọi, bò nướng ống tre,…
  • Trái cây: Măng cụt, sầu riêng, nhãn, chôm chôm,…

Chùa Thái Sơn Núi Cậu

Lưu trú khi đến chùa Thái Sơn Núi Cậu Bình Dương

Nếu muốn dành nhiều thời gian khám phá ngôi chùa linh thiêng này, du khách nên tìm hiểu trước các điểm lưu trú có trên địa bàn. Gần chùa có một số khách sạn hoạt động với không gian đẹp mắt, giá thành phải chăng và đặc biệt là thuận tiện để di chuyển ngắm cảnh:

Resort Núi Cậu: Khu nghỉ dưỡng nằm bên trong khu di lịch sinh thái Núi Cậu, nổi bật với không gian tươi mát và hiện đại. Cây cối phủ xanh resort giúp du khách tránh đi cái nắng gắt đặc trưng của Bình Dương, thư giãn cùng spa chất lượng và còn có cả hồ bơi lớn. Dịch vụ 24/7 nên bất cứ lúc nào du khách cũng có thể ghé đến resort để lưu trú. Lễ tân nhiệt tình sẽ chỉ dẫn cả các điểm tham quan xung quanh chùa.

Khách sạn Thái Sơn: Phòng nghỉ tại đây vô cùng tiện nghi, có máy lạnh hiện đại, nhà hàng ẩm thực đa dạng từ Á sang u. Từ khách sạn đến các điểm du lịch gần chùa rất thuận tiện, không cần di chuyển quá xa với cung đường dễ đi.

Huy Thanh Home: Homestay Huy Thanh mang du khách đến với cuộc sống địa phương giản dị và mộc mạc, không gian sống hoà mình với thiên nhiên. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những nhóm du khách trẻ yêu thích đi phượt và trekking, trải nghiệm du lịch và văn hoá nơi đây.

Điểm tham quan đẹp gần Chùa Thái Sơn Núi Cậu Bình Duonigw

Từ Chùa Thái Sơn du khách có thể leo bậc thang lên đỉnh để ngắm nhìn cảnh quan hoặc chọn các cung đường khác để đi đến các điểm du lịch:

Đền thờ Cậu Bảy: Bắt đầu từ Chùa Thái Sơn, du khách hãy đi bộ bằng cách leo 1000 bậc thang để lên được đến đỉnh núi. Con đường nằm giữa rừng nên rất mát mẻ, những hàng cây xanh tốt và đa dạng cho cảm giác dễ chịu và an yên khó diễn tả. Trên đường đi du khách sẽ gặp đền thờ Cậu Bảy – người có công lao to lớn trong việc bảo vệ vùng Chân Lạp dưới triều Nguyễn.

Tường truyền Cậu Bảy tên thật là Lê Sĩ Triệt, được cưu mang và nuôi dạy bởi nhà sư Trí n, sống vào thế kỷ 18. Sau khi lớn lên, cậu trở thành bộ tướng dưới sự chỉ huy của Tả quân Lê Văn Duyệt, chinh phục vùng đất phía Nam. Ông được cho là có mối quan hệ mật thiết với bà Lý Thị Thiên Hương (Linh Sơn Thánh Mẫu được thờ trên Núi Bà Đen).

Bia lưu niệm, am thờ Hoà thượng Thích Đạt Phẩm: Là nơi tưởng niệm công lao của sáng lập chùa của Hòa thượng Thích Đạt Phẩm. Bia lưu niệm còn nêu rõ về cuộc đời lừng lẫy của ông – vị thầy thuốc trung y hết lòng vì nhân dân, chuyên cứu giúp người khó khăn.

Dấu chân tiên: Dọc quanh các tảng đá trên Núi Cậu là những dấu chân khổng lồ nằm rải rác với năm ngón như người bình thường. Mỗi dấu chân đều vượt quá kích cỡ thông thường, dài nhất lên đến 50cm, rộng tới 20cm và in sâu trên đá tận 3cm.

Vãn cảnh trên đỉnh núi: Lên tới đỉnh Núi Cậu du khách sẽ thấy cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và tươi đẹp thu gọn vào tầm mắt. Bên cạnh đó còn có cây sung 300 tuổi nổi tiếng linh thiêng cùng nhiều cây cổ thụ khác. Đây chắc chắn là điểm check in, chụp ảnh tuyệt vời dành cho du khách.

Suối Trúc: Dòng suối trong lành chảy quanh núi rất được yêu thích, mang tới cảm giác mát mẻ dễ chịu.

Hồ Dầu Tiếng: Hồ rộng lớn với cảnh quan cực kỳ đẹp, có thêm cả dịch vụ cắm trại, buffet ngoài trời, câu cá trên hồ. Đến tối du khách có thể ngắm hoàng hôn với sắc vàng rực cuối đường chân trời. Kế bên hồ có công viên Dầu Tiếng cung cấp các tiện ích hiện đại, tượng đài trung tâm sừng sững hút mắt.

Kinh nghiệm đi Chùa Thái Sơn Núi Cậu Bình Dương

Để có được chuyến tham quan tốt nhất, trước và trong khi đến tham quan Chùa Thái Sơn Núi Cậu du khách cần lưu ý:

Nên lựa chọn xe máy và ô tô để đi lên chùa, từ chùa đến đỉnh núi đi bộ. Du khách không nên chọn xe đạp hay xe buýt khi đến đây.

Vì chùa là nơi linh thiêng và du khách có thể cần phải hành lễ nên hay chọn quần áo dài, kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn trọng cần thiết. du khách cũng cần chuẩn bị thêm mũ, nón, ô và áo khoác để tránh cái nắng gay gắt của mảnh đất Bình Dương.

Du khách không nên xả rác, bẻ cành cây hay ngắt hoa trong chùa để giữ gìn cảnh quan nơi thờ tín ngưỡng – tôn giáo. Việc di chuyển cũng cần chậm rãi, từ tốn, không nên nói to gây ồn ào, làm mất trật tự của không gian yên tĩnh và trầm lắng.

Hỏi – đáp khi đi chùa Thái Sơn Núi Cậu Bình Dương

Chùa Thái Sơn Núi Cậu vừa là nơi để hành hương, vừa là điểm du lịch nổi tiếng của khu vực Bình Dương – Tây Ninh. Để có chuyến tham quan trọn vẹn, để lại kỉ niệm đáng nhớ du khách nên trang bị cho mình đầy đủ thông tin khi tới đây.

Chùa Thái Sơn tọa lạc ở đâu?

Chùa Thái Sơn nằm trên Núi Cậu, thuộc Ấp Tha La, Xã Định Thành, Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương.

Thăm quan Chùa Thái Sơn Núi Cậu có tốn phí không?

Không. Chùa không bán vé cho khách tham quan mà mở cửa ghé thăm miễn phí.

Trường hợp du khách đến Núi Cậu và muốn trải nghiệm khu du lịch sinh thái nơi đây thì phải mua vé. Giá chỉ 10.000 đồng/vé cho người lớn, trẻ em được miễn phí.

Nên tới Chùa Thái Sơn Bình Dương thời điểm nào?

Du khách có thể đến chùa vào bất cứ lúc nào trong năm, nếu muốn vui chơi có thể chọn các ngày rằm lớn. Những thời điểm có nhiều lễ hội và sự kiện văn hoá diễn ra nhất là Lễ Phật đản (rằm tháng 4), Lễ Vu Lan (rằm tháng 7), Trung thu (rằm tháng 8), Tết Hạ Nguyên (rằm tháng 10).

Nếu muốn tham gia hoạt động trekking chinh phục đỉnh Núi Cậu du khách nên đi vào hai tháng đầu năm.

Chùa Thái Sơn Núi Cậu là điểm đến du lịch chất lượng dành cho người yêu thích kiến trúc phương Đông, chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc tinh xảo. Đây cũng là nơi hành hương nổi tiếng tại Bình Dương mà du khách nhất định không được bỏ qua, nơi để trở về với thế giới nội tâm của chính mình và nuôi dưỡng nó.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments