Phú Thọ không chỉ có những khu di tích lịch sử quan trọng, địa điểm tham quan nổi tiếng, hay các điểm du lịch tâm linh, chùa chiền cổ kính, các làng nghề truyền thống, vùng đất này còn thu hút du khách bởi văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú, những món ngon Phú Thọ biết cách lấy lòng du khách phương xa khi đến đây.
Đặc sản, món ngon ở Phú Thọ có sức hấp dẫn riêng, vì thế khi đến vùng đất Tổ du khách sẽ được thỏa thích khám phá nét ẩm thực đặc sắc, đa dạng này. Nếu có dịp đến Phú Thọ, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức các món ngon dưới đây nhé.
1. Bánh Tai
Bánh tai hay còn gọi bánh tai heo thực chất là một loại bánh có cách chế biến tương đối đơn giản nhưng được nhiều người dân nơi đây ưa thích. Sở dĩ có tên gọi là bánh tai hai bởi hình dạng bên ngoài cong cong, thuôn dài giống như hình của một chiếc tai heo. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, nhân thịt lợn. Cách làm bánh cũng khá đơn giản, nên ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận cũng xuất hiện các quan ăn làm loại bánh này. Nhưng chắc chắn, chẳng có nơi nào có thể làm một chiếc bánh tai có hương vị giống ở nơi đây.
Gạo tẻ được xay ra thật mịn, sau đó vào cùng với nước tạo thành một hỗn hợp bột. Phần thịt lợn được tẩm thêm các gia vị, được bọc trong hỗn hợp gạo tẻ sau đó được đem đi hấp. Như thế là đã ra một chiếc bánh tai heo đúng chuẩn hương vị Phú Thọ. Bánh khi thưởng thức có hương vị thơm ngon, đậm đà, hợp khẩu vị với nhiều người. Bánh được xem như thức quà ăn sáng không thể thiểu ở Phú Thọ.
- Địa chỉ: số 4 Đường Lạc Long Quân, Phú Thọ
2. Bánh Cuốn Nóng
Bánh cuốn là món ăn quen thuộc người dân Việt Nam, bánh cuốn tròn, mềm, đậm đà với vị ngọt của bột gạo, nhân và mùi thơm của hành phi. Bánh cuốn là thức quà sáng quen thuộc không chỉ với người Phú Thọ, mà còn với nhiều người dân miền Bắc. Bánh cuốn Phú Thọ khác so với những chỗ khác là bánh vừa được tráng xong có thể mang ra thưởng thức ngay. Vì vậy miếng bánh còn nóng hổi, hấp dẫn.
Nguyên liệu làm bánh cuốn là từ gạo ngon, xay mịn và trộn với nước. Nhưng công đoạn làm bánh đồi hỏi phải có tay nghề, đặt nồi hấp, căng một tấm vải mỏng lên miệng nồi. Mỗi lần tráng bánh sẽ cho lên một lớp bột nhỏ, xoa đều lên mặt vải, có thể thoa thêm chút mỡ hoặc dầu ăn để khi lấy ra dễ dàng hơn. Sau khi bánh chín, dùng tăm tre gắp bánh ra đĩa. Sau đó cho thêm một ít nhân gồm thịt nửa nạc nửa mỡ, tôm, mộc nhĩ băm nhuyễn và nấm hương. Sau cùng là cho thêm ít hành phi lên và thưởng thức với nước chấm đủ loại chua, cay, mặn, ngọt.
- Địa chỉ: Bánh cuốn bà Xuyến, 24 Hà Chương, Phú Thọ
3. Thịt Chua
Thịt chua là một đặc sản nức tiếng ở vùng Thanh Sơn, Phú Thọ. Với hương vị và cách chế biến riêng, thịt chua Thanh Sơn không chỉ nổi tiếng ở Phú Thọ mà được nhiều nơi trên cả nước ưa chuộng. Món ăn này thường xuất hiện trên bàn cỗ, tiệc và đặc biệt là các bữa nhậu. Hai thành phần chính của món ăn này là thịt lợn và thính rang xay mịn. Nhưng sự hấp dẫn của món ăn này nằm ở sự kết hợp tài tình giữa các loại gia vị đặc thù cùng cách chế biến riêng biệt, tạo nên hương vị độc đáo.
Thịt dùng để làm thịt chua phải là phần thịt ba chỉ và phân thịt nạc thai. Thịt được lên men theo công thức của người Mường. Thịt chua ngon nhất là thịt chua của vùng Thanh Sơn, vì lợn ở đây được người dân nuôi bằng rau củ và trái cây rừng nên có hương vị thơm ngon tự nhiên. Để món ăn tăng thêm phần đậm đà, sẽ được thưởng thức cùng các loại rau như lá sung, đinh lăng, chấm cùng với tương ớt, trở thành một món nhậu cùng với bia lạnh rất hợp lí.
- Địa chỉ: Thanh Sơn, Phú Thọ
4. Trám Om Cá
Đến với Phú Thọ, du khách sẽ được thưởng thức món cá kho trám lừng danh của vùng đất này. Khi thưởng thức món ăn này, du khách sẽ cảm nhận được mùi vị rất riêng từ chu, đến ngọt rồi chát chát bùi bùi vô cùng ấn tượng. Trám là một loại quả đặc trưng ở Phú Thọ, có hai loại phổ biến đó là trám chua và trám đen. Thời gian thu hoạch trám là từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 âm lịch, tùy theo công dụng mà người ta chế biến phù hợp.
Ngon và hấp dẫn nhất phải là món trám om cá, một món ăn đặc sản được nhiều du khách ưa thích khi đến với Phú Thọ. Khi thưởng thức, du khách sẻ cảm nhận được vị chua đậm của tương, của cá khi kho sẽ ngấm hết vào củ trám làm cho trám giảm độ chua thay vào đó là vị ngọt vị béo. Món cá ăn không thường sé bị ngấy, không đậm đà, nhưng khi ăn cùng với với trám sẽ được cân bằng, tạo nên món ăn độc đáo khó quên. Nếm thử món ăn này vào mùa đông, du khách sẽ không bao giờ quên được hương vị tuyệt vời ấy.
- Địa chỉ tham khảo: các quán ở bờ sông Việt Trì, Đền Hùng
5. Xáo Chuối
Xáo chuối là món ăn đã được truyền qua nhiều thế hệ, từ đời này sang đời khác. Là một món ăn truyền thống thường thấy vào các dịp lễ, đám cưới, đám giỗ, ma chay…. Món xáo chuối đặc biệt này là sự kết hợp từ các nguyên liệu chuối, xương heo, tương, riềng và một số gia vị và nguyên liệu phụ khác. Xáo chuối được chế biến từ các nguyên liệu đơn sơ, mộc mạc đượm hồn quê, lại có vị ngọt bùi, mềm tan hòa với mùi thơm của riêng lan tỏa khắp nơi, ăn hoài mà không thấy ngán.
Cách làm món xáo chuối cũng không quá cầu kì, nhưng khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Phải chọn đúng các nguyên liệu như: loại chuối tiêu đặc trưng, chuối không được quá xanh hay quá già, tiếp đến là xương sườn cảu lợn, tiết lợn, riềng, nước tương. Món xáo chuối ngon nhất là khi ăn nóng, vị ngọt tiết ra từ xương, vị bùi bùi, mềm dẻo của chuối xanh, hay hương vị đậm đà của tương bần.
- Địa chi: Sinh Thái Đền hùng – Budapest – khu 1 – Vân Phú, tp Việt Trì, Phú Thọ
6. Cọ Ỏm
Cọ ỏm là món ăn đặc sắc, được chế biến từ một loại cây đặc trưng của miền trung du Phú Thọ. Cọ ỏm là loại củ có hình dáng nhỏ, tròn, bên trong phần nhân có hương vị mềm dẻo, cọ ỏm ngon phải thuộc giống cọ nếp. Quả cọ khi thưởng thức có vị bùi bùi, thơm ngậy và cũng là đặc sản hấp dẫn, gây thích thú và tò mò của nhiều du khách khi đến Phú Thọ. Cứ độ tháng 9 cây cọ bắt đầu ra hoa và sau đó ba tháng thì cho quả. Quả cọ non thì chưa om được, phải đợi đến khi quả cọ già, da chuyể màu xanh đậm.
Quả cọ khi ăn sống sẽ có vị chua nhưng khi làm ỏm thì quả mềm, thơm ngon gấp nhiều lần. Cách chế biến cọ ỏm rất đơn giản, chỉ cần một nời nước sôi, sau đó đổ cọ ỏm vào, 5 – 10 phút sau thì vớt ra là có thể thưởng thức được. Ngoài cách chế biến này, người dân Phú Thọ còn chế biến thành món dưa cọ có hương vị chan chát, mặn mặn giống như dưa, cà muối thông thường. Giá của cọ ỏm từ tầm 20.000 – 30.000/cân.
- Địa chỉ tham khảo: Sơn Nga, Thanh Nga, Phùng Xá
- Giá tham khảo: 50.000-60.000 đồng/kg
7. Rau Sắn
Rau sắn là một món ngon phổ biến ở Phú Thọ, thường xuất hiện trong bữa cơm của nhiêu gia đình. Rau sắn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, như một nguyên liệu làm tăng hương vị cho bữa cơm hàng ngày. Để chế biến thành nhiều món ăn, rau sắn sau khi được hái về sẽ rửa sạch, vò nát và ngâm với nước, đậy kín từ 2 – 3 ngày cho chua. Khi đạt đến độ chua vừa ăn, rau sắn sẽ được dùng để nấu canh, xào… tạo nên nhiều món ăn đa dạng.
Rau sắn dùng để nấu cannh là món ăn phổ biến nhất, được xem như một món ngon ở Việt Trì Phú Thọ mà thực khách phải thưởng thức. Nguyên liệu để làm món ăn này rất đơn giản, chỉ cần rau sắn và cá đồng. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau, tạo nên nồi canh với cá thơm ngon, và rau chín đều. Khi thưởng thức, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của cá, xen lẫn một chút chua của rau sắn.
- Địa chỉ: Quán sông hàn Việt Trì, Ẩm Thực Đà Nẵng – 3 Tiên Sơn, P, Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ
8. Rêu Đá
Rêu đá một món ăn độc lạ, khi nghe cái tên nhiều người sẽ có chút bất ngờ nhưng đây lại là một đặc sản nổi tiếng của người Mường. Rêu đá là loại rêu thường được trồng ở những khu vực gần sông suối, ở những vùng trũng ẩm thấp. Khi tiết trời sang thu, thời tiết chuyển lanh cũng là thời điểm hái rêu. Người dân ở các khu vực như Đồng Sơn, Thu Cúc, Thượng Cửu… đều xem rêu đá như một món rau sạch đặc biệt của vùng cao.
Nếu muốn thu hoạch rêu đá sạch, ngon thì phải chọn nơi nước suối chảy xiết, trong, có nhiều tảng đá to làm nơi để rêu bám vào để phát triển. Sau khi thu hoạch rêu về thường phải rửa thật sạch để loại bỏ phần nhớt ở bên ngoài. Rêu đá ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được cho là đặc sản nơi này bởi nó được chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng, hấp dẫn. Trong đó phải kể đến món rêu đá nướng. Rêu đá được trộn vởi tỏi thái mỏng, gia vị, mì chính, được gói trong lá đu dủ rồi đêm đi nướng. Khi lá đủ đủ cháy đen bên ngoài, bên trong hương vị rêu đá hòa quyện với hương vị của tỏi bùi bùi thơm thơm.
- Địa chỉ tham khảo: Xã Đồng Sơn, huyện Thanh Sơn và xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn
9. Bưởi Đoan Hùng
Đoan Hùng, vùng đất nổi tiếng với những vườn bưởi chín vàng, nặng trĩu quả bên dòng sông Lô nổi tiếng. Từ ngày xưa, vùng đất nafyd được mệnh danh là “lãnh địa” của giống bưởi quý, rạng danh đặc sản vùng đất Tổ. Những khu vực trồng nhiều bưởi nhất chính là Chí Đám, Bằng Luân, Khả Lĩnh, Phúc Lai, Quế Lâm, Yên Kiện, Phương Trung. Du khách có thể tới đây thưởng thức và mua về làm quà rất có giá trị.
Bưởi Đoan Hùng là loại bưởi được trồng ở vùng Đoan Hùng, Phú Thọ, đặc biệt là xã Chí Đám và Bằng Luân. Múi bưởi Đoan Hùng trắng, mềm, ngọt nước, thơm ngất ngây, khiến những ái thưởng thức đều phải trầm trồ khen ngon. Loại bưởi này có vị ngọt thanh của vùng trung du và đặc biệt nó chỉ trọn vị khi trồng trên mảnh đất Đoan Hùng. Đây là một đặc sảng của Phú Thọ du khách có thể mua về làm quà tặng người thân, bạn bè.
- Địa chỉ tham khảo: Xã Chí Đám và xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng
- Bưởi Đoan Hùng loại đặc biệt: Khoảng 80.000đ/quả
- Bưởi Đoan Hùng nửa đời: Khoảng 25.000đ/quả
- Bưởi Đoan Hùng loại già: Khoảng 35.000đ/quả
10. Bánh Tẻ Mật
Đến Đào Xá, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ, du khách sẽ được thưởng thức một loại bánh tẻ mật, món bánh dân dã nhưng có hương vị thật dịu dàng, thanh ngọt và hấp dẫn. Bánh tẻ mật thường được người dân làng Đào Xá dân cúng Thành Hoàng làng trong ngày hội. Món bánh tẻ mật đặc trung với hương vị thanh ngọt, hiền hòa như tính cách của người dân nơi đây. Để thưởng thức món bánh tẻ mật ngon nhất, du khách nên đến làng Đào Xá, huyện Thanh Thủy.
Bánh tẻ mật được làm từ gạo tẻ nguyên chất và mật mía. Gạo tẻ được đãi sạch rồi để khô nước, sau đó cho vào cối giã hoặc nghiền thành bột rồi rây nhỏ 2 lần. Tiếp theo cho bột vào nồi hòa đều với mật và nước theo tỉ lệ nhất định rồi bắc lên bếp đun cho ráo bột. Sau đó dùng đũa khuấy đều để cho nước, bột và mật hòa đều với nhau, khi bột đặc quánh lại, đậy vung kín ủ vào bếp tro đến khi bột bánh chín trong thì đem ra gói. Sau cùng dùng lá chuối khô và lạt giang để gói và chằng bánh. Từng lát bánh vàng óng được bày ngay ngắn trên đĩa, trong suốt như mật ong, tỏa ra hương thơm để chịu và hấp dẫn. Khi thưởng thức bánh sẽ mang đến cảm giác thơm dịu, ngọt ngào.
- Giá tham khảo: 15.000 đồng/cái
- Địa chỉ tham khảo: Xã Đào Xá, Phú Thọ
11. Mỳ Gạo Hùng Lô
Mỳ gạo Hùng Lô từ lâu đã trở thành đặc sản của vùng đất Tổ, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mì gạo Hùng Lô vẫn lưu giữ được vị ngon truyền thống và dần trở thành món đặc sản Phú Thọ nổi tiếng gần xa. Nguyên liệu chính là gạo sạch, ngâm khoảng 4 tiếng cho mềm, sau đó mang đi xay rồi loại bỏ sạn. Quy trình sản xuất mì gạo cũng khá phức tạp, và mất thời gian. Phải trải qua công đoạn trộn, đổ vào máy làm mì. Sợi mì được cắt thành từng đoạn và đặt lên giá phơi vào sáng sơm để đảm bảo mì được phơi khô trong ngày. Sau cùng là cắt, cân và đóng gói thành sản phẩm.
Nhờ quy trình sản xuất nghiêm ngặt cùng với nguyên liệu sạch, tuân thủ về sinh an toàn thực phẩm nên mì gạo Hùng Lô trở thành đặc sản có chất lượng đảm bảo, sợi mì nhỏ, trắng sạch, nấu không bị nát, mà ngược lại còn dai mềm, thơm ngon.
- Giá tham khảo: 35.000 đồng/gói 500g
- Địa chỉ tham khảo: Xã Hùng Lô, Việt Trì
12. Bánh Sắn
Bánh sắn là món bánh dẫn da để lại khá nhiều ấn tượng mới lạ, sâu sắc cho du khách gần xa khi ghé thăm quê hương Phú Thọ. Món bánh không chỉ thơm bùi của vị sắn nếp đặc sản nơi đây mà còn béo ngậy quyến rũ lòng người. Để có món bánh thơm ngon này, trước hết phải chọn được nguyên liệu tốt đó là loại sắn nếp củ trắng, thân mập có nhiều bột, vị ngọt thơm, khi luộc sắn bở tung trắng xốp.
Về cách làm thì khá đơn giản: Sắn bóc vỏ, rửa sạch, lọc bỏ xơ dùng bàn mài sắn thành bột đánh nhuyễn. Sau đó vắt lấy bã, còn nước để lắng gạn lấy tinh bột rồi nhào bã cùng tinh bột cho mịn nhuyễn, tiếp tục nắn thành từng chiếc bánh nhỏ xinh. Nhân của bánh sắn bao gồm: Thịt mỡ, hành tươi, đỗ xanh bỏ vỏ nấu chín. Sau đó phi hành mỡ cùng đỗ xanh, thịt mỡ nêm thêm gia vị cho vừa để làm nhân bánh. Bánh sau khi gói bằng những lá chuối để không dính vào nhau thì lần lượt xếp bánh vào nồi đồ xôi. Bánh khi chín bên ngoài sẽ có màu xanh, bên trong bánh có màu trắng và ở giữa là nhân.
13. Cơm Nắm Lá Cọ
Phú Thọ là vùng đát có rất nhiều cây cọ. Nhờ vậy, có rất nhiều món ăn được bà con chế biến từ nguyên liệu chính khai thác từ cây cọ. Trong đó phải kể tên món cơm nắm lá cọ, một món ăn bình dị, thân thuộc này đã trở thành một trong những đặc sản của người dân Phú Thọ. Để có nắm cơm lá cọ, phải tìm những lá cọ non của những cây cọ mọc thấp ngang thắt lưng. Tàu lá cọ nhỏ bằng miệng nón, còn phớt xanh hoặc chưa xòe hết.
Cơm nắm lá cọ được chế biến từ gạo nấu chín, sau đó được xới ra, nằm tròn, lăn kĩ. Tiếp theo cơm sẽ được lăn qua tàu lá cọ, lăn cho kỹ, cho nhuyễn, tùy khẩu phần ăn cho một hay nhiều người mà chia thành nắm to, nắm nhỏ. Sau đó cho vào tàu cọ, túm lại và buộc một đầu, lăn qua lần nữa cho chặt. Cơm nắm lá cọ được người dân Phù Ninh mang theo khi đi làm đồng, đi buôn bán hoặc đi học xa trong những tháng ngày còn khó khăn.
Ở trên là những món ngon Phú Thọ nhất đinh phải thưởng thức khi du lịch tham quan vùng đất Tổ. Mỗi món ăn được cung cấp thông tin nguyên liệu, kèm theo đó là địa điểm ăn uống giúp du khách dễ dàng tiếp cận và thưởng thức.
Xem thêm:
- 13+ Quán Cafe Ở Phú Thọ (Việt Trì) Thiết Kế Đẹp, Đồ Uống Ngon
- 13+ Khách Sạn Phú Thọ (Việt Trì) Đẹp Và Sạng Trọng Bậc Nhất
- 13+ Địa Điểm Du Lịch Phú Thọ Nổi Tiếng & Hấp Dẫn Du Khách
Du khách có thể xem thêm bài Kinh Nghiệm Du Lịch Phú Thọ Tự Túc: Ở Đâu? Chơi Gì? Ăn Gì? tại danh mục miền Bắc trên Kinhnghiemdulich.gody.vn.