Thái Bình là một tỉnh nằm ở khu vực Đồng Bằng Sông Hồng của Việt Nam, vùng đất nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo và lạ miệng. Bên cạnh các món như gỏi nhệch, nem chạo Vị Thủy, canh cá Quỳnh Côi, bánh cáy Làng Nguyễn… thì món Bún Bung cũng là món ăn hấp dẫn với những nguyên liệu độc đáo chỉ có ở địa phương này.
Ở các tỉnh miền Bắc, món bún bung rất phổ biến, có thể thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và được gọi với nhiều cái tên khác nhau như bún mọc, bún móng giò, bún dọc mùng… Tuy nhiên, không giống với nhiều nơi, món bún bung của làng quê Thái Bình độc đáo, lạ miệng hơn bởi được nấu cùng hoa chuối, ăn kèm viên chả thịt được gói cẩn thận trong lá xương sông.
Đặc biệt là Bún Bung không được sử dụng các loại bún thông thường như bún trắng hay bún gạo. Thay vào đó, bún bung được làm từ bột sắn nguyên chất, tạo nên độ mềm mịn và độ dai đặc trưng. Nguyên liệu chính tạo nên món ăn này chính là nấm bi, một loại nấm quý hiếm chỉ có ở khu vực của Thái Bình. Nấm bi có vị thơm ngon, hương vị đặc trưng và giòn giòn. Khi kết hợp với bún sắn mềm mịn, tạo nên một món bún bung rất hoàn hảo, đem lại trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho thực khách.
Nguyên liệu nấu Bún bung:
– 2 mớ lá xương sông
– 1 cái hoa chuối
– 300g xương ống
– 300g thịt chân giò
– 1 cái móng giò
– 100g thịt xay (cả nạc cả mỡ)
– 2 quả cà chua
– Hành lá, mùi tàu, tía tô, rau diếp hoặc xà lách
– 1 kg bún rối
Cách làm món Bún Bung
Bước 1: Cần rửa sạch xương ống, móng giò và thịt chân giò sau đó trần qua nước sôi. Tiếp theo cho vào nồi và ninh nhỏ lửa, đến khi chân giò và thịt chín mềm thì vớt ra trước để giữ được độ giòn. Tiếp tục ninh nước xương ống để lấy nước dùng.
Bước 2: Hoa chuối thái mỏng, thái đến đâu thì ngâm vào chậu nước có pha chút cốt chanh hoặc nước nước vo gạo luôn để hoa chuối bớt chát và không bị thâm.
Bước 3: thịt xay trộn cùng gia vị bột nêm, hạt tiêu, chút hành khô băm nhỏ ướp trong vòng 20 phút. Lấy lá xương sông gối phần thịt thành những viên nhỏ. Gói làm sao để toàn bộ phần lá bọc được hết phần thịt, không để hở thịt ra ngoài thì lúc ninh viên mới không bị vỡ. Có thể dùng dây lạt tre mỏng, sợi dứa, lá hành hoặc cây tăm xiên vào để buộc chặt lá xương sông.
Bước 4: Vớt bỏ xương ống sau khi ninh xong, tiếp tục thả nhẹ từng viên chả xương sông vào nồi nước dùng đun cho viên chả chín mềm thì vớt ra.
Bước 5: Hoa chuối được vớt ra đẻ cho ráo nước. Bắt chảo phi hành thơm, xào hoa chuối cùng 2 quả cà chua, thêm gia vị cho đậm đà. Sau đó đổ tất cả vào nồi nước dùng ninh tiếp. Sau cùng thêm gia vị cho vừa miện và đun cho đến khi hoa chuối chín mềm. Nước dùng chuẩn là nước dùng coa màu đục do nhựa hoa chuối tiết ra chứ không trong như nước dùng của bún hay phở thông thường.
Trình bày và thưởng thức Bún Bung
Chia bún vào bát, thêm chả xương sông, thịt chân giò thái miếng, móng giò, thêm chút rau thơm rồi mức nước dùng nóng kèm hoa chuối chín mềm chan lên trên.
Nước lèo nóng thơm toát lên vẻ rất đỗi mộc mạc của hồn quê với những sợi bún trắng hòa quyện trong lớp nước dùng hơi đục, bên trên là vài miếng cà chua đỏ, thịt chân giò trắng phau, thịt móng giò săn, chả xương sông thơm lừng… tất cả hòa quyện lại hấp dẫn, thu hút.
Món bún bung hoa chuối luôn đặc biệt với những người con Thái Bình xa quê. Vị chát của hoa chuối được làm dịu bởi nước dùng béo ngậy của thịt chân giò. Viên xương sông thơm ngon đặc biệt là điểm nhấn giúp bát bún trở nên ngon hơn bao giờ hết.
Các bạn vừa xem bài viết Món Bún Bung (Thái Bình) Đặc Sản Dân Dã & Lạ Miệng tại danh mục Ẩm Thực tại Kinhnghiemdulich.com.vn. Xem thêm các bài viết du lịch Thái Bình dưới đây:
- Gỏi Nhệch (Thái Bình) Được Nhiều Du Khách Săn Đón
- Nem Chạo Vị Thủy (Thái Bình) Đậm Đà Vị Thính Yêu Thương
- Canh Cá Quỳnh Côi (Thái Bình) Đầm Đà Hương Đồng Gió Nội
- Bánh Cáy Làng Nguyễn: Đặc Sản Ẩm Thực Vùng Quê Thái Bình
Xem thêm danh sách 13 Đặc sản Thái Bình tại đây.