Gắn liền với những câu quan họ nổi tiếng, Bắc Ninh là điểm du lịch hấp dẫn du khách ở phía Bắc. Nhờ được thiên nhiên ưu ái với vô vàn cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nhiều công trình kiến trúc cổ xưa. Có lẽ vậy mà các địa điểm du lịch Bắc Ninh luôn thu hút được nhiều du khách ghé thăm, đặc biệt là những ái muốn khám phá và tìm hiểu văn hóa – lịch sử.
Bắc Ninh có nhiều địa điểm là thế, tuy nhiên nếu du khách mới lần đầu đến vùng đất này sẽ rất khó vì không biết đi đâu, chơi gì. Dưới đây là danh sách những địa điểm du lịch Bắc Ninh mà du khách có thể tham quan, cùng xem ngay dưới đây.
1. Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích nằm ở phía Nam của núi Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Nơi đây đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc Biệt của nước Ta. Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi công xây dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý do Lý Thánh Tông xây dựng nên. Chùa Phật Tích là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ân Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước (trung tâm Dâu – Luy Lâu).
Chùa Phật Tích sở hữu tượng Phật A di đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao 1,87m, một tác phẩm điêu khắc đặc sắc của nền mỹ thuật nước nhà nói chung và nghệ thuật tạc tượng nói riêng. Hàng năm, chùa tổ chức lễ hội vào ngày mùng 3 đến mùng 5 Tết âm lịch. Du khách nếu du lịch vào thời gian này nhớ tranh thử đến chùa thật sơm để chụp ảnh và thăm thú xung quanh nhé vì nơi này sẽ cực kỳ đông đúc sau đó đấy. Đặc biệt, hãy dành thời gian Lễ Phật, cầu bình an cho bản thân và những người thân yêu nhé!
- Địa chỉ: thôn Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh
- Cách di chuyển: Nếu xuất phát từ Hà Nội du khách có thể đi xe bus số 54 hoặc số 203 tại bến xe Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội để đi đến chùa Phật Tích.
2. Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay. Chùa có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa giữa khiến trúc với môi trường thiên nhiên. Sở dĩ nơi đây có tên như vậy là bởi Chùa có hình dáng như cây bút, nằm hiên ngang giữa trời. Chùa Bút Tháp còn nằm cạnh dòng sông Đuống, cảnh quan phủ rêu xanh, tạo cảm giác cổ kính. Nhờ vậy, du khách sẽ cảm nhận được những giây phút bình yên khi đến chùa.
Tại chùa Bút Tháp, du khách được tự do, thoải mái dạo quanh trong khuôn viên rộng lớn của Chùa. Đây là điểm dừng chân lý tưởng với những du khách yêu thích tâm linh, hành hương. Chùa chính với ba dãy nhà Tiền đường – Thiên hương – Thượng điện tạo thành chữ “công”, bên trong thờ tượng Phật Quan Âm cũng như nhiều tượng thờ khác. Khi đến gần chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những phiến đá được nghệ nhân xếp đặt một cách kỳ công, tinh xảo. Đặc biệt, tại đây có tháp Bảo Nguyên với kiến trúc như cây bút khổng lồ vươn thẳng lên trời.
- Địa chỉ: Bút Tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh
- Cách di chuyển: Từ Hà Nôi, du khách đi đến cầu Chương Dương, đi theo vòng xuyến và rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Cừ. Tiếp tục đi khoảng 3km thì rẽ phải vào đường QL5. Đi tiếp 6,5km thì rẽ trái vào Cổ Bi. Du khách chạy xe khoảng 2km rồi rẽ phải vào đường 20. Từ đây, bạn chạy xe khoảng 11km nữa là đến chùa.
3. Làng Tranh Đông Hồ
Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng tranh là một trong những địa điểm tham quan nổi bật ở Bắc Ninh. Du khách khi đến đây sẽ được tìm hiểu về quy trình làm tranh, ngắm nhìn các thao tác nhanh nhẹn, kỹ càng của từng nghệ nhân. Làng tranh Đông hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt. Tranh Đông Hồ còn được đề củ với UNESCO để được công nhận là Di sản phi vật thể.
Ngày nay, do công nghệ phát triển, tranh dân gian lang Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Tranh Đông Hồ trước đây chủ yếu được bán vào các ngày lễ Tết, ngày nay được ưa chuộng và giữ gìn bởi giá trị văn hóa mà các tác phẩm này mang lại. Điều đặc biệt đã làm nên tên tuổi của tranh Đông Hồ đó là giấy in và màu sắc phối trong từng bức tranh. Loại giấy đặc biệt của tranh Đông Hồ đó là giấy điệp, được sử dụng để vẽ lên các bức tranh về cuộc sống với nhiều sắc màu đa dạng, kết hợp hài hòa với nhau tạo nên tổng thể vô cùng đặc sắc. Nếu có dịp về Bắc Ninh, du khách đừng quên ghé làng tranh Đông Hồ để có dịp tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại đây.
- Địa chỉ: thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km.
- Cách di chuyển: di chuyển bằng oto, xe máy từ quốc lộ 5 đến quốc lộ 18B đến phố Sủi đến chợ Keo đến chợ Dâu đến rẽ trái xuống đường đê đến rẽ phải 3 km đến Làng tranh Đông Hồ.
4. Chùa Dâu
Chùa Dâu tọa lạc ở Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/04/1962. Ngôi chùa là điểm du lịch thiêng liêng, nơi gắn liền với nhiều truyền thuyết cổ xưa. Ngôi chùa ấn tượng với du khách với hình tháp Hòa Phong được dựng lên ở giữa khuôn viên chùa. Theo thư tịch cổ, chùa được khởi công xây dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu Công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán) làm Thái thú quận Giao Châu. Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.
Chùa tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng, cảnh quan xung quanh đẹp, hướng Tây, có bình đồ kiến trúc kiểu “nội Công ngoại Quốc”. Đến với chùa, du khách sẽ được trải nghiệm không gian cổ kính, linh thiêng tại đây. Ngoài ra, đến tham quan chùa vào dịp lễ hội, du khách sẽ được trải nghiệm các nghi thức cổ xưa tại đây. Lễ hội tại chùa Dâu cũng được xem là một trong những lễ hội cổ nhất tại Việt Nam còn lưu truyền đến ngày nay. Thời gian tổ chức lễ hội diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hàng năm.
- Địa chỉ: Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh
- Cách di chuyển: Từ trung tâm thành phố Bắc Ninh, du khách đi qua cầu vượt Bồ Sơn, đi thẳng theo quốc lộ 38, đến ngã tư Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân thì rẽ trái đi khoảng 10km nữa là tới chùa Dâu.
5. Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho nằm lưng chừng trên ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm du khách khắp cả nước hành hương viếng bái. Ngôi đền được dựng lên với sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống. Thời điểm đó, nơi đây là địa điểm đặt kho lượng thực của quân ta.
Đền thờ bà Chúa Kho cũng chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ, nhờ sự khéo léo, tài tình của bà đã giúp tích trữ lương thực, góp công lớn trong thời kỳ kháng chiến. Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại núi Kho và đã “thác” trong cuộc kháng chiến trống Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân thương nhớ Bà nên cho xây dựng đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở núi Kho và gọi bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.
- Địa chỉ: Cổ Mễ, P. Đáp Cầu, Bắc Ninh
- Cách di chuyển: Đền Bà Chúa kho cách trung tâm TP Bắc Ninh chừng 4km. Đến đây, du khách di chuyển theo tỉnh lộ 295B rồi rẽ trái vào đường Cổ Mễ là tới Bà chúa Kho.
6. Làng Gốm Phù Lãng
Làng gốm Phù Lãng tòa lạc tại dòng sông Cầu thơ mộng, một điểm đến trong hành trình du lịch khám phá Bắc Ninh. Đến đây, du khách không chỉ được quan sát những cảnh đẹp tự nhiên hữu tình, mà còn được tìm hiểu rõ hơn về quy trình làm thế nào để tạo nên một sản phẩm gốm sứ tinh xảo, tuyệt đẹp qua các sản phẩm như chén, ấm, chậu cảnh, nồi đất… Làng gốm được hình thành và phát triển vào khoảng thời nhà Trần và còn lưu giữ cho đến ngày nay. Theo sách Kinh Bắc-Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú.
Làng gốm Phù Lãng tập trung vào 3 loại hình sản phẩm chủ yêu, đó là loại hính sản phẩm dùng cho các tín ngưỡng dân gian, loại hình sử dụng trong gia đình làm các đồ gia dụng và loại hình dùng trong việc trang trí. Mỗ loại hình sản phẩm đều được làm một cách tỷ mẩn và khéo léo, mang đến cho người dùng sản phẩm hoàn hảo nhất. Một số sản phẩm gốm Phù Lãng ở thế kỷ 17-19 hiện nay còn được bảo tồn và lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đến thăm làng gốm, du khách được chiêm ngưỡng và tìm thấy các sản phẩm gốm gia dụng, trang trí khi đến đây. Địa điểm du lịch Bắc Ninh này nổi tiếng với kỹ thuật đắp nối theo hình thức chạm bong, độc đáo.
- Địa chỉ: 5724+GFM, phấn trung, Quế Võ, Bắc Ninh
7. Đình Làng Đình Bảng
Điểm đến tiếp theo trong danh sách địa điểm du lịch Bắc Ninh đó là Đình làng Đình Bảng, một điểm đến rất đẹp và nổi tiếng. Ngôi đình được xây dựng vào cuối thế kỉ 18 để thờ các bị thành hoàng làng. Đình làng với kiến trúc độc đáo, cổ xưa bao gồm gian chính điện và các vách gian hai bên cao dần để tạo ra không gian hội họp của người dân trong làng. Tới đình làng Đình Bảng du khách còn được chiêm ngưỡng 500 bức phù điêu rồng phượng trong không gian yên bình và uy nghiêm.
Đình làng Đình Bảng được xây dựng năm 1700 thời Hậu Lê kéo dài ba mươi sáu năm đến 1736 mới hoàn thành. Đình làng Đình Bảng gồm tòa đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau theo dạng mặt bằng hình chuôi vồ, còn gọi theo dạng chữ Nho là kiểu “chữ đinh”. Tham quan đình làng Đình Bảng, du khách được khám phá kiến truc độc đáo với không gian mái đình đồ sộ, tỏa rộng với nhiều kiến trúc điêu khắc độc đáo. Đồng thời nội thất bên trong đình được trang trí với nhiều hình dáng khác nhau như rồng, phượng, thanh gươm, tùng, trúc,… đây chính là điểm nhấn đặc biệt khiến nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng, độc đáo.
- Địa chỉ: Cổ Pháp, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
- Cách di chuyển: Đình Bảng cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 17km, từ trung tâm thành phố Bắc Ninh du khách đi đến nút giao dưới cầu vượt Bồ Sơn, sau đó rẽ trái ở lối ra thứ nhất để đi vào QL1A. Tiếp tục di chuyển khoảng 7km thì đi theo lối ra về hướng ĐT270 (Thị xã Từ Sơn).
8. Thành Cổ Bắc Ninh
Thành cổ Bắc Ninh, một công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự Việt Nam xưa của tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ năm 1805 thời Vua Gia Long, triều Nguyễn. Nằm trải dài trên các làng Yên Xá cho đến Đỗ Xá, nơi này có sự liên kết chặt chẽ với đời sống tinh thần của người Bắc Ninh và xuất hiện nhiều trong các câu hát quan họ nơi đây. Đến này này, ngôi Thành này vẫn chưa được tu bổ, tôn tạo, ngược lại còn bị chiến tranh, nắng mưa và thời gian tàn phá làm cho di tích bị xuống cấp nghiêm trọng.
Thành cổ Bắc Ninh được bao bởi hào nước, thành có 4 cửa và tường dài được làm từ ghạch (trước đây là đất và đá ong). Thành cổ có kích thước khá đố sộ với chiều dài hơn 200m và cao hơn 4m. Mặc dù bị chiến tranh và thời gian tàn phá, nhưng thành cổ vẫn giữ nguyên được độ hoành tráng của một trong những tòa thành đẹp nhất khu vực phía Bắc. Ngày này dấu tích Thành cổ Bắc Ninh là ba cổng thành, một phần bờ thành và dãy hào sâu, hai khẩu súng thần công, trong đó nổi bật là cổng tiền với đài gác vọng, cột cờ cao gần 20m.
9. Đền Đô
Nếu có dịp du lịch Bắc Ninh, du khách đừng bỏ qua địa điểm du lịch nổi tiếng tại đây đó là Đền Đô. Đền Đô hay còn gọi là Đền Lý Bát Đế hay Cổ Pháp điện là nơi thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý với bề dày lịch sử nghìn năm. Đền Đô nằm ở làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Hiện nay, ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng nên vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu.
Đến với Đền Đô, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ xưa còn lưu giữ đến ngày nay với những nét văn hóa độc đáo từ kiến trúc, ý nghĩa cho đến các lễ hội tại đây. Đền Đô được dựng trên một khuôn viên rộng đến 31.000m2, được thiết kế theo phong cách kiến trúc dẫn gian kết hợp cung đình. Vì vậy, đền có một không gian thoáng mát, cảnh quan hồ nước, và nhiều chi tiết trang trí chạm trổ kỳ công. Trong đó, khu điện thờ chính được khắc nội dung Chiếu dời đô và bài thơ Nam quốc sơn hà. Đặc biệt, du khách tới Đền Đô vào rằm tháng 3 sẽ có cơ hội tham dự lễ hội truyền thống của người dân nhằm tưởng nhớ công lao các vị vua nhà Lý trong công cuộc bảo về và phát triển đất nước.
- Địa chỉ: Lý Thái Tổ, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh
- Cách di chuyển: xuất phát từ cầu Chương Dương, du khách đi theo lộ trình Chương Dương – đường Nguyễn Văn Cừ – đường Hà Huy Tập – đường Trần Phú (Từ Sơn). Đến Từ Sơn, du khách thấy biển chỉ dẫn rẽ phải, đi thêm một đoạn nữa sẽ đến được đền Đô.
10. Thành Cổ Luy Lâu
Thành cổ Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, thành cổ là một trong những địa điểm du lịch Bắc Ninh quen thuộc với những du khách yêu thích khám phá lịch sử vùng đất này. Thành cổ Luy Lâu với tuổi đời 2000 năm, tòa thành được làm từ đất và có hình dáng chữ nhật nằm giữa lòng ngôi làng Lũy Khê. Các kết quả nghiêm cứu cho thấy, thành cổ Luy Lâu là khu di tích khảo cổ học thời Bắc thuộc có quy mô rộng lớn nhất với số lượng di tích phong phú nhất ở nước ta hiện nay.
Thành cổ Luy Lâu gắn liền với nền văn minh sông Hồng và thời kì phồn hoa của đất nước trong nhiều thế kỉ. Kích thước của các lũy thành đo được như sau: lũy thành phía tây 328m, lũy thành phía đông 320m, lũy thành phía bắc 680m, lũy thành phía nam 520m. Trải qua gần 20 thế kỷ với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, thành lũy bị san bạt đi nhiều. Tuy nhiên, khu vực nội và ngoại thành trên một khu vực rộng lớn vẫn còn giữ nguyên những dấu tích cư trú. Đặc biệt, thành còn là nơi cất giữ nhiều cổ vật quý. Nhìn chung, đây sẽ là một điểm đến rất đáng khám phá dành cho du khách.
- Địa chỉ: Thành Luy Lâu, Trí Quả, Thuận Thành, Bắc Ninh
11. Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương Vương nằm ở 20, Thuận Thành, Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quân đến tế lễ, dân thờ phụng sang trọng. Lăng Kinh Dương Vương được ghép toàn bộ bằng đá xanh, kiến trúc đơn giản theo kiểu chồng diêm tám mái, tám đao dốc, nền lăng được tôn cao, xung quanh có tường rào bảo vệ. Mặt trước của khu di tích Kinh Dương Vương hướng ra con sông Đuống quanh năm mang phù sa màu mỡ tươi tốt về cho vùng quê Kinh Bắc.
Ngày na, kiến trúc khu lăng mộ Kinh Dương Vương gồm có: Cổng Lăng kinh dương vương, mộ vua Kinh Dương Vương, hai bên tả hữu là bốn nhà Văn chỉ, Võ chi và nhà khách. Hàng năm, đến ngày 18/1 âm lịch người dân làng Á Lữ cùng với nhiều người dân xung quanh tổ chức lễ hội Kinh Dương Vương nhằm tưởng nhớ đến vị vua đầu tiên của nước Việt, Đại đế Lạc Long Quân và Hoàng hậu Âu Cơ. Đặc biệt, bên trong lăng hiện còn bức hoành phi đề “Nam Bang Thủy Tổ”, tức là “Thủy tổ nước Nam”.
12. Đình Đẩu Hàn
Đình Đảu Hàn thuộc xã Hòa Long (thành phố Bắc Ninh) là một ngôi làng cổ có bề dày lịch sử văn hiến và được thể hiện ở quần thể di tích đình chùa cổ kính thâm nghiêm. Đình Đẩu Hàn được xây dựng với quy mô rất lớn vào thời Lê Trung Hưng, đến thời Nguyễn được trùng tu và từ đó đến nay vẫn được giữ nguyên vẻ đẹp kiến trúc, điều khắc “tứ linh, tứ quý” lộng lẫy tinh xảo nghệ thuật. Đó là tòa Đại đình to lớn kiểu chữ Đinh với các góc mái đao cong. Theo thần phả và sắc phong, đây là nơi thờ của Thánh Tam Giang, người có công giúp Triệu Việt Vương đánh đuổi quân Lương cứu nước hồi thế kỷ VI.
Đình Đẩu Hàn còn là nơi lưu giữ nhiều tài liệu, cổ vật quý như: thần tích, sắc phong, ngai, bài vị, án thờ, sập thờ và nhiều đồ thờ tự khác, đặc biệt 10 đạo sắc phong với các niên đại như sau. Cảnh Thịnh 3 (1795), Gia Long 9 (1810), Tự Đức 6 (1823), Tự Đức 33 (1880), Đồng Khánh 2 (1886), Duy Tân 3 (1903), 4 sắc Khải Định 9 (1924). Giá trị của đình Đẩu Hàn còn được thể hiện qua lễ hội truyền thống. Hàng năm vào ngày 10/8 âm lịch, đình Đẩu Hàn lại được mở hội. Trong những ngày lễ hội, sau phần lễ là phần hội với nhiều tục trò dân gian vui chơi giải trí như: tuồng, chèo, vật, đu cây, bắt vịt và đặc biệt là tục hát quan họ.
- Địa chỉ: thuộc Thôn Đẩu Hàn, Xã Hòa Long, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh
13. Làng Nghề Đúc Đồng Đại Bái
Làng nghề đúc đồng Đại Bái cổ xưa có tên làng Văn Lãng hay còn gọi là làng Bưởi, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi làng từ xưa nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống sản xuất đồ đồng phục vụ sản phẩm dụng cụ trong gia đình, thời gian đầu chỉ làm về xoong nồi thô sơ, sau mới có ấm, mâm, chậu thau. Cho đến đầu thế kỷ XI nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền, dân làng tôn ông là “Tiền tiên sư”, bởi ông là người biết lo tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu.
Nhờ có tổ chức sản xuất hoàn chỉnh, đã giúp cho Làng nghề đúc đồng Đại Bái nhanh chóng phát triển với sự nâng cao rõ rệt về kỹ thuật luyện đồng. Lấy đất sét bờ sông xây lò đúc, lấy bùn ở ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, đồng pha kẽm làm đồng thau… từ đó tạo nên nhiều sản phẩm mới được chế tác từ đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng… Ngoài ra, làng nghề đúc đồng Đại Bái còn giữ được nhiều di tích lịch sử – văn hóa có giá trị tiêu biểu như: Khu lăng tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền, đình Văn Lãng, đình Diên Lộc, chùa Diên Phúc và Lễ hội Làng truyền thống làng Đại Bái….
Ở trên là danh sách những địa điểm du lịch Bắc Ninh nổi tiếng và thu hút được nhiều du khách khi đến với vùng đất của những câu hát quan họ. Mỗi điểm đến sẽ mang lại những trải nghiệm riếng với du khách, giúp du khách có hành trình khám phá Bắc Ninh trọn vẹn nhất.
Xem thêm:
- 13+ Đặc Sản, Món Ngon Bắc Ninh Trứ Danh Tại Xứ Quan Họ
- 13+ Quán Cafe Ở Bắc Ninh View Đẹp, Đồ Uống Ngon & Giá Rẻ
- Gợi Ý 13+ Khách Sạn Bắc Ninh Đẹp, Dịch Vụ Tốt & Giá Rẻ Nhất
Du khách có thể xem thêm bài Kinh Nghiệm Du Lịch Bắc Ninh: Di Chuyển, Ăn Uống, Tham Quan tại danh mục miền Bắc trên Kinhnghiemdulich.gody.vn.