Thành phố Bắc Ninh, tỉnh có diện tích nhỏ nhất trên dải đất chữ S của Việt Nam, thế nhưng lại có quá nhiều địa điểm du lịch đẹp nổi tiếng không thua kém gì các tỉnh có diện tích lớn khác. Kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh chi tiết sẽ cho bạn những thông tin cần thiết nhất cho chuyến đi.
Ngoài ra, Bắc Ninh còn miền đất mang đậm nét văn hóa của nền văn minh lúa nước, với những làng nghề làm gốm, tranh… thủ công, với những làng quan họ “vang, dền, nền, nảy”, và với Hội Lim nức tiếng gần xa.
1. THƠI GIAN THÍCH HỢP ĐẾN VỚI BẮC NINH
Bắc Ninh có nền khí hậu khá ổn định, bạn có thể đi vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời gian lý tưởng nhất để đến du lịch Bắc Ninh thường vào những khoảng thời gian sau:
– Từ tháng 1 – 3: Đây là mùa cao điểm du lịch ở Bắc Ninh vì thời điểm này rơi vào mùa xuân nên có rất nhiều lễ hội diễn ra như: Hội Đình Bảng, Hội Chùa Dâu, Hội Lim. Nếu thích lễ hội và không gian náo nhiệt bạn có thể đến du lịch vào thời điểm này.
– Từ tháng 4 – 5: Mặc dù thời điểm này không có nhiều lễ hội nhưng mùa này thời tiết khô ráo và đẹp, rất thuận lợi cho việc tham quan khám phá.
– Tháng 11 – 12: Nếu mê tít cánh đồng hoa cải vàng dọc hai bên sông Đuống thì bạn nên đến đây vào khoảng từ cuối tháng 11 đến tháng 12 nhé.
2. DI CHUYỂN ĐẾN BẮC NINH
Nằm cách Hà Nội khoảng 40km và chỉ mất tầm 30 phút đến một tiếng để di chuyển nên bạn có thể Đến Bắc Ninh bằng nhiều cách sau:
Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, đường đến Bắc Ninh rất dễ đi, chỉ cần một chiếc xe xăng đầy bình và cùng với một chiếc smart phone để google map dò đường đi là bạn có thể đến Bắc Ninh rồi. Từ Tp.Hà Nội, bạn xuất phát từ Ngã tư Sở – đường Khuất Duy Tiến – bán đảo Linh Đàm, lên cầu vượt rồi đi thẳng đến QL.1B cho đến khi nhìn thấy biển báo Tp.Bắc Ninh.
Đi xe máy bạn vừa chủ động về thời gian thoải mái điều khiến được lịch trình của mình, nhớ là phải mang theo đầy đủ giấy tờ và chấp hành luật giao thông nha.
3. Ở ĐÂU TẠI BẮC NINH
Tại Tp.Bắc Ninh ngay trên tuyến đường du lịch tại Bắc Ninh có nhiều khách sạn, nhà nghỉ cho bạn dừng chân nghỉ ngơi, tùy theo điểu kiện của bạn có thể chọn lựa những khách sạn cao cấp hay những nhà nghỉ, khách sạn bình dân khác có giá dễ chịu hơn chỉ từ 200,000 VND một đêm.
4. DI CHUYỂN, ĐI LẠI TRONG BẮC NINH
Xe máy, xe đạp
Xe máy, xe đạp rất thích hợp để di chuyển tới các địa điểm tham quan vì chúng cách nhau không quá xa. Nếu như bạn đến Bắc Ninh bằng xe máy thì bạn hãy tận dụng nó để di chuyển tới các địa điểm tham quan xung quanh. Bạn cũng có thể thuê xe máy, xe đạp ở một số cửa hàng, mức giá thuê xe máy giao động từ 80.000đ đến 100.000đ / ngày tự túc xăng xe, đối với xe đạp là 50.000đ/ ngày.
Xe bus
Hệ thống xe bus chạy qua, dừng tại các địa điểm tham quan rất nhiều gồm cấc hệ thống xe :
Xe 01 Bắc Ninh – Lương Tài
Xe 02 Bắc Ninh – Hải Dương
Xe 03 Bắc Ninh – Kênh Vàng Xe 09 Phật tích – Lim – Đên Đô Xe 18 Đền Đô – bx Từ Sơn Lương
Kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh
5. NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI BẮC NINH
Đền Đô
Đền Đô hay còn gọi là đền Lý Bát Đế là ngôi đền linh thiêng bậc nhất nằm tại xóm Thượng, xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngôi đền cổ có từ lâu đời, được xây dựng từ thời vua Lý Công Uẩn, đến nay đa số các hạng mục công trình đã được khôi phục và xây mới lại.
Đây là nơi thờ tám vị vua của nhà Lý. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đình Bảng – Tiên Sơn – Bắc Ninh, đây cũng là ngôi làng có nghề làm bánh Phu Thê truyền thống của miền Bắc. – Tại Đền Đô, có lễ hội Đền Đô hàng năm được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, đúng ngày vua Lý Công Uẩn đăng cơ.
Chùa Phật Tích
Theo Kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì Bắc Ninh, ngày xưa nơi đây từng là trung tâm văn hóa Phật giáo của nước Đại Việt. Về sau, chùa được đưa vào danh sách những điểm du lịch cần được bào tồn và trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Bắc Ninh. Hằng năm, ngôi chùa này có hàng ngàn lượt du khách đến viếng thăm.
Chùa cũng là nơi được đặt kho tượng phật A Di Đà – một bức tượng được xem là báu vật thời Lý. Nằm ở giữa chùa là pho tượng Phật bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao 1,85 m, ngoài ra sân sau của chùa còn có khu tháp bảo với 32 ngọn tháp lớn nhỏ, cao nhất là tháp Phổ Quang.
Đình Bảng
Đình Bảng là một ngôi đình nằm ở làng Đình Bảng – thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh. Đình được xây dựng vào đầu thế kỷ 18, là nơi thờ các vị thành hoàng gồm Cao Sơn đại vương (thần Núi), Thủy Bá đại vương (thần Nước) và Bách Lệ đại vương (thần Đất) đồng thời thờ 6 vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15.
Có tuổi đời hơn 300 năm tuổi nhưng cho đến nay, Đình Bảng vẫn giữ nguyên được kiến trúc cổ kính và mang đậm dấu ấn cổ xưa. Ngôi đình này từng được bình chọn là một trong những đình làng có kiến trúc đẹp nhất còn tồn tại đến bây giờ. Đình khá rộng, có mái dài, đình mang kiến trúc của một nhà sàn gỗ cao, trên các bức phản gỗ hay cột đình đều có những chạm khắc tinh xảo, thể hiện xu hướng của thời điểm cuối thế kỷ 17, đầu 18 là nghệ thuật cung đình lấn át nghệ thuật dân gian.
Làng Tranh Đông Hồ
Làng tranh Đông Hồ hay còn gọi là làng Hồ là một làng nghề nổi tiếng ở Bắc Ninh với nghề làm tranh truyền thống nằm ở bờ Nam sông Đuống trên địa phận xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Sản phẩm của làng Hồ chính là tranh Đông Hồ một dòng tranh dân gian cổ truyền của người Việt Nam. Nổi tiếng với những tác phẩm như: Trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê, tố nữ, chăn trâu đọc sách, chăn trâu, thả diều, chuột vinh quy, đám cưới chuột… Những bức tranh này xưa kia chủ yếu được bán để phục vụ dịp tết Nguyên Đán để người dân dán lên trường làm vật trang trí và bỏ xuống dùng tranh mới cho năm sau.
Đến với Làng tranh Đông Hồ bạn sẽ được tham quan về những bức tranh truyền thống, chất liệu giấy để làm và quy trình để sản xuất ra tranh Đông Hồ.
Kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh
6. MÓN NGON BẮC NINH KHÔNG THỂ BỎ LỠ
Nem Bùi
Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ – Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi. Thương hiệu nem Bùi Ninh Xá được xếp vào một trong những món ngon Bắc Ninh bậc nhất. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.
Nem Bùi đặc sản Bắc Ninh sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày. Để làm ra những chiếc nem Bùi thơm ngon, người làm nghề cũng rất vất vả để tuân thủ nhiều bước chế biến.
Để làm nem phải lấy nguyên phần hông của lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối. Nem Bùi thường được du khách lựa chọn để làm món đặc sản Bắc Ninh đem về làm quà tặng cho gia đình và bạn bè.
Bánh Khúc Làng Diềm
Đến làng Diềm (Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh ) du khách không chỉ được lắng nghe những câu quan họ mượt mà của các liền anh, liền chị mà còn được thưởng thức chiếc bánh khúc xanh thơm, thắm đượm hồn quê dân dã. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc. Bánh khúc làng Diềm không biết xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết trong những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách.
Bánh khúc làng Diềm có hai loại: nhân hành và nhân đỗ. Bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, vị ngậy của thịt mỡ và thơm của hạt tiêu. Bánh khúc nhân hành có khác hơn đôi chút. Hành được dùng làm nhân bánh khúc nhất thiết phải là hành khô, cộng thêm mộc nhĩ, hạt tiêu, rau răm, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn lẫn với nhau.
Bánh phu thê Đình Bảng
Nhắc đến đặc sản Bắc Ninh, không thể không nhắc đến bánh phu thê Đình Bảng. Bánh được gói bằng những tấm lá dong xanh, sau đó luộc lên, bánh phu thê khi ăn ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường…, tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của đặc sản Bắc Ninh. Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý cân bằng âm dương trong dân gian.
Bánh tẻ làng Chờ
Gọi là bánh tẻ làng Chờ là cách gọi dân dã cho dễ nhớ dễ thuộc. Phương ngôn có câu: Ba làng Mịn, bảy làng Chờ, Một làng Ô Cách chơ vơ giữa đồng.
Bánh tẻ ăn lúc còn nóng mới ngon. Mâm cỗ ngày tết sau khi nhâm nhi chén rượu, mới bóc bánh ra, dùng con dao bài xắt bánh bày lên đĩa, lúc bấy giờ mọi người cùng thưởng thức. Bánh tẻ làng Chờ dẻo chứ không nhão, nát như thứ bánh giò mà bạn thường thấy, vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.
Bánh tro Đình Tổ
Bánh tro Đình Tổ được làm từ gạo nếp, nước tro, một ít vôi, bánh được gói bằng lá chuối hoặc lá dong và mật mía. Để có được nước tro trong, có mùi thơm nhẹ người ta dùng rơm nếp đốt lấy tro, rồi đổ tro vào chậu, hòa với nước vôi để lắng nước trong, sau đó chắc lấy nước trong, bỏ cặn. Gạo nếp được vo sạch, ngâm trong vòng từ 3-4 giờ, rồi vớt ra, để ráo nước. Lá chuối hoặc lá dong được rửa sạch, hấp chín mềm, rồi lau khô, sau đó dùng để gói bánh.
Bánh tro Đình Tổ mềm, có vị thanh mát, ngọt ngào. Một lần được thưởng thức thứ quà quê dân dã này sẽ khiến bạn luôn nhớ mãi dư vị của nó.
Kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh
7. QUÁN CÀ PHÊ ĐẸP Ở BẮC NINH
Trạm Books & Coffee
Trạm Book & Coffee là một chốn yên bình, tĩnh lặng, nơi có những con người dễ thương tận tụy nhiệt thành, bạn có thể thỏa sức đọc sách hay làm việc mà không lo bị ai làm phiền.
– Địa chỉ: +Số 16, Ngõ 1 Hoàng Quốc Việt, Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh
– Giờ mở cửa: 07:00 – 22:30
– Giá tham khảo: 20.000đ – 30.000đ
Cà Phê Mậu Dịch
Cà phê Mậu Dịch với không gian nhỏ xinh, ấm cúng tất cả đều được trang trí tỉ mỉ, mang đậm phong cách cổ xưa. Từ chiếc bàn, ghế đến tấm lót đệm đều toát lên vẻ hoài cổ hấp dẫn đến kì lạ. Menu phong phú, không chỉ có đồ uống mà quán còn phục vụ đồ ăn nhẹ nữa.
– Địa chỉ: 21 Nguyễn Trọng Hiệu, TP. Bắc Ninh, Bắc Ninh
– Hotline: 098 11 02468
– Giờ mở cửa: 07:30 – 23:00
– Giá tham khảo: 15.000đ – 30.000đ
Rain Forest
Rain Forest sở hữu không gian rộng thoáng siêu sang chảnh mà bạn nhất định không thể bỏ qua. Quán thiết kế theo phong cách châu âu hiện đại, từ thực đơn cho tới bàn ghế, đảm bảo tới là mê luôn. Đội ngũ nhân viên đông đảo, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Đặc biệt đồ uống và báng ngọt rất ngon, ăn một lần là nhớ mãi.
– Địa chỉ: 33 Đỗ Trọng Vỹ, Tp. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
– Hotline: 0222 3701 199
– Giờ mở cửa: 07:30 – 23:00
– Giá tham khảo: 20.000đ – 40.000đ
8. DU LỊCH BẮC NINH MUA GÌ VỀ LÀM QUÀ
Bánh phu thê Đình Bảng
Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên. Bánh phu thê khi ăn sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn từ đu đủ, vị bùi từ hạt sen, vị ngọt từ đường, độ ngậy đỗ xanh, vị béo cùi dừa,…, tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh.
Địa chỉ đặc sản Bắc Ninh: Bánh Phu Thê Phương Liên: 42L p., Cầu Chùa Dận, Đình Bảng, Từ Sơn
Cửa Hàng Bánh Phu Thê Bình Thủy: Trần Phú, Đình Bảng, Từ Sơn
Nem Bùi Ninh Xá
Dọc con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ – Thuận Thành đi Hải Dương, ta dễ dàng bắt gặp biển hiệu nem Bùi bán buôn bán lẻ, nhiều người mua xong mang luôn vào quán bia ăn thử.
Nem Bùi đặc sản Bắc Ninh sử dụng được trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì khoảng 2-3 ngày, nếu đóng gói trong túi nilông rồi hút chân không thì sẽ để được lâu hơn.
Địa chỉ: Nem Bùi TL 281, Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh
Đặc sản Bắc Ninh Bánh tẻ làng Chờ
Bánh tẻ làng Chờ là một đặc sản Bắc Ninh vừa dẻo vừa dai, vừa giòn vừa thơm, vừa thanh vừa mát làm cho người ta tỉnh táo, lại chắc cái dạ.
Bánh tẻ phải ăn lúc còn nóng mới ngon. Bánh dẻo chứ không nhão như bánh giò mà bạn thường thấy, vừa có độ giòn lại có vị béo của nhân, nồng nàn mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.
Địa chỉ: Bánh tẻ Làng Chờ – Trung Nghĩa, Bắc Ninh
Tương Đình Đỗ
Nghề làm tương ở làng Đình Đỗ đã có từ lâu đời, nguyên liệu để làm tương bao gồm gạo nếp cái hoa vàng, ngô, đỗ tương. Tất cả được ủ và lên men tự nhiên, không sử dụng hóa chất. Để có mẻ tương ngon, người chế biến phải trải qua rất nhiều công đoạn kĩ lưỡng.
Đây là đặc sản Bắc Ninh rất giàu dinh dưỡng, được dùng để làm nước chấm rau luộc, thịt luộc, bánh đúc, bánh tẻ, cá nướng, kho cá, kho thịt và chấm bún.
Địa chỉ: Chợ Hòa Đình, Lý Anh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
Bánh khúc làng Diềm
Cùng với chút gạo tẻ loại ngon, được lựa chọn kỹ, gạo nếp dẻo, thơm, thì dù làm loại bánh nhân hành hay nhân đỗ đều phải tuân thủ những bước quan trọng và cơ bản. Lá khúc – nguyên liệu chủ đạo phải được dùng khi còn tươi, non và là loại lá khúc nếp.
Địa chỉ: Làng Diềm (Hòa Long – Bắc Ninh)
Bánh đa Kế
Những chiếc bánh đa hình yên ngựa vàng bóng, thơm vị thơm bùi mùi lạc, vừng, khoai lang… đã trở thành món quà không thể thiếu đối với khách ghé qua Bắc Ninh.
Bánh đa Kế đã trở thành một đặc sản, một món bình dị nhưng đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước: Nga, Singapore.
Địa chỉ: Chợ Đọ, Nguyễn Cao, P.Ninh Xá, Bắc Ninh
9. NHỮNG LƯU Ý KHI DU LỊCH BẮC NINH
Hầu hết các địa danh nổi tiếng của Bắc Ninh là đình, chùa nên khi đến đây phải ăn mặc kín đáo, lịch sự. Mùa hè khá nắng, bạn có thể mua áo đi nắng tại đây hay mặc áo khoác, đội mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng. Nếu muốn dựng trại, nên tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương.
Xem thêm:
- 13+ Địa Điểm Du Lịch Bắc Ninh Nổi Tiếng & Hấp Dẫn Du Khách
- 13+ Đặc Sản, Món Ngon Bắc Ninh Trứ Danh Tại Xứ Quan Họ
- 13+ Quán Cafe Ở Bắc Ninh View Đẹp, Đồ Uống Ngon & Giá Rẻ
- Gợi Ý 13+ Khách Sạn Bắc Ninh Đẹp, Dịch Vụ Tốt & Giá Rẻ Nhất
Du khách có thể xem thêm bài Kinh Nghiệm Du Lịch Bình Phước Tự Túc Từ A – Z tại danh mục miền Nam trên Kinhnghiemdulich.gody.vn.