HomeViệt NamMiền BắcChùa Côn Sơn - Ngôi Chùa Linh Thiêng Bậc Nhất Lịch Sử

Chùa Côn Sơn – Ngôi Chùa Linh Thiêng Bậc Nhất Lịch Sử

Chùa Côn Sơn hay còn gọi là chùa Hun, ngôi chùa tọa lạc bên cạnh núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) thuộc phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa Côn Sơn là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam, gắn liền với lịch sử và văn hóa của dân tộc. Cụ thể, chùa Côn Sơn được Bộ trưởng bộ Văn hóa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xếp hạng di tích quốc gia ngay trong đợt I năm 1962. Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.

Chùa Côn Sơn được xây dựng từ thế kỷ thứ 10 và được mở rộng rất nguy nga và đồ sộ vào thời Trần thế kỷ 13. Kiến trúc chùa được xây theo kiểu chữ công bao gồm Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện, nhà thờ Tổ. Trong đó Tiền đường là tòa nhà lớn nhất của chua, có 3 gian, 2 chái. Trên nóc Tiền đường có đắp nổi 4 con rồng chầu mặt nguyệt. Thượng điện là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, bên trong có nhiều tượng phật, tượng Bồ Tát được chạm khắc tinh xảo. Thiêu hương là nơi thờ các vị tổ sử của thiền phái Trúc Lâm, bên trong có tượng Điều Ngực Giác Hoàng Trần Nhân Tông, tượng Pháp Loa và tượng Huyền Quang.

Chùa Côn Sơn có kiến trúc cung đình, ngay phía trước là hồ bán nguyệt, với cổng tam quan. Đường vào Tam quan lát gạch, con đường chạy dài dưới hàng thông trăm năm tuổi xen lẫn những tán vãi thiều xum xuê. Tam quan của chùa có 2 tầng 8 mái với nhiều họa tiết như lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời lê. Ngoài ra, ngôi chùa còn được trang trí bằng những hình trạm khắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cùng nhiều giá trị tôn giáo đặc sắc.

Hệ thống điêu khắc ở chùa Côn Sơn khá đặc sắc so với nhiều pho tượng hiếm gặp ở các chùa khác. Hệ thống điêu khắc tại chùa tuân thủ theo mô típ Tứ linh quần hùng là long (rồng) ly (kỳ lân), quy (rùa), phượng (chim phượng hoàng) và tứ quý gồm các loại cây quý tùng, cúc, trúc, mai. Ngoài tứ linh, các bức trạm trổ trên mái chùa xuất hiện cả những con cua, cá, hươu, nai.. trong đó các con vật đều quay đầu trong phật điện thể hiện ý nghãi bình đẳng của Phật pháp, con người và chúng sinh đều được Đức Phật giáo hóa và trở thành người tốt.

Với những giá trị văn hóa, tâm linh đặc sắc, hàng năm chùa Côn Sơn chào đóng hàng ngàn lượt khách trong nước và ngoài nước đến tham quan. Tại đây, du khách sẽ thấy cảnh vật hài hòa, bình an, xua tan đi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống. Chùa Côn Sơn cũng là điểm đến giúp du khách hiểu thêm hơn về nét đẹp văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Hàng năm, chùa Côn Sơn có hai mùa lễ hội. Lễ hội mùa xuân diễn ra từ ngày 16-23 tháng giêng Âm lịch, tưởng nhớ ngày mất của Thiền sư Huyền Quang với nhiều nghi lễ đặc sắc như: Lễ khai hội, lễ rước nước, lễ tế trời đất trên núi Ngũ nhạc linh, lễ cúng đàn mông sơn thí thực và các lễ hội như đấu vật, trò chơi dân gian, đấu cờ tướng, cờ người, hát quan họ… Lễ hội mùa thu diễn ra ngày 16-20 tháng 8 âm lịch, tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Có nhiều hoạt động diễn ra như Lễ khai hội, Lễ hội quân trên sông Lục đầu, lễ Diễn xướng hầu Thánh, lễ cầu siêu và hội hoa đăng, cùng các trò chơi dân tộc như bơi, đấu vật.

Cách Di Chuyển Đến Chùa Côn Sơn

Để đến Côn Sơn Kiếp Bạc từ Hà Nội, bạn có thể:

Đi xe máy hoặc oto riêng: du khách đi theo lộ trình cầu Thanh Trì – đường I – đường 18 hướng đi Phả Lại Quảng Ninh sau đó đến cầu Phả Lại đi thêm 50km đến ngã 3 Sao Đỏ và đi thêm 1km sẽ thấy biển rẽ trái đi Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Đi xe khách: du khách ra bến xe Mỹ Đình đón xe Hà Nội đi Quảng Ninh (Đức Phúc, Kalong, Việt Thanh,…) với giá vé khoảng 70k – 100k/người. Sau khi đến ngã 3 Sao Đỏ quý khách xuống bắt xe ôm hoặc taxi đi đến Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Chuẩn Bị Gì Trước Khi Đến Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn là trốn linh thiêng, vì vậy khi đến đây, du khách cần lưu ý về trang phục:

Nên mặc các trang phục kín đáo, không nên mặc quần hoặc váy ngắn trên đầu gối. Vì tham quan phải đi bộ khá nhiều, do đó bạn nên chọn giày thể thao, giày bệt cho thoải mái. Mang thêm mũ rộng vành, mũ lưỡi trai hoặc ô để phòng khi trời mưa.

Về đồ ăn: tại Côn Sơn – Kiếp Bạc, du khách sẽ thấy nhiều hàng quán bán đồ ăn. Xong, theo kinh nghiệp du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc thì bạn nên mang theo đồ ăn. Trong quá trình di chuyển, dù nghỉ chân ở bất cứ đâu bạn cũng có đồ ăn để thưởng thức và nghỉ ngơi. Bạn nên mang theo bánh mì, nước lọc, đồ ăn vặt,…hay bất kỳ món nào bạn muốn.

Các bạn vừa xem bài viết Chùa Côn Sơn – Ngôi Chùa Linh Thiêng Bậc Nhất Lịch Sử tại danh mục Miền Bắc tại Kinhnghiemdulich.com.vn. Xem thêm các bài viết du lịch Hải Dương dưới đây:

Xem thêm danh sách các chùa ở Hải Dương nổi tiếng tại đây.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments