HomeViệt NamMiền Bắc10+ Ngôi Đền, Chùa Ở Hải Dương Nổi Tiếng & Kiến Trúc...

10+ Ngôi Đền, Chùa Ở Hải Dương Nổi Tiếng & Kiến Trúc Đẹp

Du lịch Hải Dương không chỉ có những cảnh quan thiên nhiên đẹp, các công trình kiến trúc đi vào lịch sử, văn hóa ẩm thực hấp dẫn…. Nơi đây còn được du khách biết đến với nhiều điểm du lịch tâm lịch. Hiểu được điều này, Kinhnghiemdulich.com.vn chia sẻ các bạn những ngôi đền, chùa ở Hải Dương nổi tiếng và có kiến trúc đẹp theo thời gian.

Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt sản sinh ra nhiều anh tài, là một tỉnh có truyền thống văn hóa lây đời với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Tróng đó, các chùa nổi tiếng ở Hải Dương cũng góp phần không thể thiếu của du lịch tỉnh và đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Dưới đây là một số ngôi chùa, đền ở Hải Dương:

Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn (hay còn gọi là chùa Hun) nơi hộ tụ những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, tôn giáo của Việt Nam. Ngôi chùa tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn có tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa Côn Sơn được xây dừng vào thế kỷ thứ X và được mở rộng rất nguy nga đồ sộ vào thời Trần thế kỷ XIII. Kiến trúc chùa được xây dựng theo kiểu chữ công bao gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, nhà thờ Tổ. Chùa có phong cảnh hữu tình, non nước hữu tình, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Với những giá trị văn hóa, tâm linh đặc sắc, mỗi năm, chùa Côn Sơn đón hàng vạn lượt du khách trong nước và nước ngoài ghé tham quan. Ghé thăm chùa Côn Sơn du khách được thấy cảnh vật hài hòa, bình an, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống. Hàng năm, tại chùa Côn Sơn có hai mùa lễ hội. Lễ hội mùa xuân diễn ra từ ngày 16-23 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội mùa thu diễn ra từ ngày 16-20 tháng 8 âm lịch.

Vé tham quan: 20.000 đồng/người.

Giờ mở cửa: 7h sáng đến 17h chiều hàng ngày.

Phương tiện di chuyển:

  • Từ Hà Nội, du khách có thể đi xe khách, tàu hỏa hoặc ô tô cá nhân đến Chí Linh. Từ Chí Linh, du khách có thể đi taxi hoặc xe ôm lên chùa Côn Sơn.
  • Nếu đi xe khách, du khách có thể bắt các tuyến xe khách Hà Nội – Chí Linh, Hà Nội – Hải Dương,…
  • Nếu đi tàu hỏa, du khách có thể bắt các chuyến tàu Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Hạ Long,…
  • Nếu đi ô tô cá nhân, du khách có thể đi theo đường 5A hoặc đường 5B.

Chùa Thanh Mai

Chùa Thanh Mai là ngôi chùa cổ ở Hải Dương, thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Ngôi chùa được xây dừng vào thời Trần, là một trong những ngôi chùa lớn nhất tỉnh. Ngôi chùa gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ 2 của thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ. Vùng đất này gắn liền với các cuộc đại chiến chống giặc phương Bắc của các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

Ngày nay, chính điện chùa Thanh Mai được xây mới hoàn toàn, có kiến trúc kiểu chữ Đinh, với 7 giang tiền đường, 3 gian hậu cung. Kết cấu khung chùa được làm bằng gỗ lim, 8 mái chùa, 8 đầu đao, lợp ngói mũi hài, trên nóc đắp bờ, chính giữa đắp nổi bốn chữ Thanh Mai thiền tự. Hiện nay, vết tích chùa Thanh Mai chỉ còn gạch, nền chân tảng và một số bức tường theo từng khu, có khoảng chín nền chùa cũ. Các hiện vật cổ còn lưu giữ tại chùa bao gồm: Viên Thông Bảo Tháp xây dựng năm 1334 trên có bia đá, Tháp Phổ Quang được xây dựng năm Chính Hoà thứ 23 (1702), Tháp Linh Quang xây dựng năm Chính Hoà thứ 24 (1703), 5 ngôi tháp mộ khác chưa xác định niên đại.

Vé tham quan: 20.000 đồng/người.

Giờ mở cửa: từ 7h sáng đến 17h chiều hàng ngày.

Cách di chuyển: cách thành phố Hà Nội khoảng 90km, thời gian di chuyển tới chùa Thanh Mai là 2 giờ đồng hồ. Du khách đi theo quốc lộ 18 hướng Hà Nội – Quảng Ninh là có thể đến chùa. Hoặc bạn có thể chạy cung đường qua QL1A và ĐCT Nội Bài – Hạ Long.

Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đền là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc. Đền Kiếp Bạc tọa lạc trong thung lũng trù phú, xanh tươi, ba phía có dãy núi Rồng bao bọc, phí trước là Lục Đầu Giang, nơi hội tụ của 6 con sông: sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương, sông Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình, sông Đuống.

Sau khi Trần Hưng Đạo qua đời, để tưởng nhớ công lao to lớn của ông đối với đất nước, người dân địa phương đã lập đền thờ trên vị trí trung tâm chỉ huy xưa kia, và đặt tên là Kiếp Bạc tông ông làm Đức Thánh Trần. Phía trước đền có cổng lớn cso ba cửa ra vào nguy nga, đồ sộ. Lễ hội chính thức của đền Kiếp Bạc tổ chức từ ngày 15-20/8 âm lịch. Ngoài ra, đền Kiếp bạc vào năm 2006 được chính quyền chính thức công nhận hình thức sinh hoạt tín ngưỡng lên đồng.

Cách di chuyển: xuất phát từ cầu Thanh Trì thẳng tiến lên cao tốc Hà Nội – Bắc Ninh, chạy tới đầu thành phố Bắc Ninh có biển hướng dẫn rẽ phải đi Phả Lại tiếp tục chạy thẳng đường này cho đến thị trấn Sao Đỏ. Tại ngã 3 trung tâm thị trấn Sao Đỏ đi thêm khoảng 150m, có lối rẽ bên tay trái vượt qua đường tàu là lối vào Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Chùa Đống Cao

Chùa Đống Cao là ngôi chùa cổ ở Hải Dương được xây dựng vào thời nhà Trần. Thuộc thiền phái Trúc Lâm, chùa Đống Cao là chốn linh thiêng, danh thắng nổi tiếng của xứ Đông. Ngôi chùa tọa lạc trên cánh đồng thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, nơi có truyền thống văn hiến lâu đời. Ban đầu, chùa Đống Cao chỉ là một ngôi miếu nhỏ có tên “Đống Cao địa kỳ” để thờ thần linh, tế lễ trời đất. Đến năm 1304, trong một lần chu du qua trấn Hải Dương, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã nhận ra nơi đây có thế đất “Hoàng Quy vọng nguyệt, Phượng múa Long triều” sản sinh ra hiền tài. Vì thế, Ngài đã ban sắc lệnh khuyên dân chúng “Cải từ vi tự” (tức chuyển miếu thành chùa), va đem giáo lý thập thiện để truyền dạy cho người dân trong vùng.

Chùa Đống Cao có lối kiến trúc đặc biệt, mang đậm giấu ấn sau lũy tre xanh, tọa lạc tại một nơi thanh tịnh như bản chất khiêm cung, mộc mạc tự nhiên, thích ứng và hòa hợp của Phật giáo. Mái chùa còn ẩn chứa một sức mạnh vạn năng của đời sống tâm linh và tư tưởng người Việt. Vì vậy, chùa Đống Cao được tọa lạc trên vị thế đất thiêng, đất lành chim đậu từng ngày, xung quanh khung cảnh hữu tình. Chùa Đống Cao là một ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc. Ngôi chùa là nơi lưu giữ nhiều di vật, cổ vật có giá trị, tiêu biểu là tháp chuông. Chùa Đống Cao đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Đền Cao An Lạc

Đền Cao An Lạc là quần thể di tích lịch sử, văn hóa ở xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương thờ 5 vị tướng họ Vương có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống năm (981) do Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) trực tiếp chỉ huy. Ngôi đền được xây dừng từ thế kỷ thứ X, qua thời gian đã phải trung tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn còn giữ được nét đpẹ độc đáo, lối kiến trúc từ thủa ban đầu xây dựng. Đền Cao An Lạc được chia thành 3 khu chính bao gồm: 3 gian tiền tế, 2 gian trung từ và 1 gian hậu cung.

Bên trong đền Cao An Lạc còn lưu giữ rất nhiều đồ thờ cúng giá trị, những câu đối tôn vinh các vị thần thánh được cúng tại ngôi đền. Đặc biệt, ngôi đền được biết là nổi tiếng là linh thiêng ở Hải Dương, cầu gì được náy, chính vì vậy mà hàng năm ngôi đền luôn thu hút lượng lớn khách thập phương đến hành hương, cúng bái rất đông. Đền Cao An Lạc là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao. Đền là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự của dân tộc Việt Nam. Ngôi đền được Bộ văn hóa, thể thao và du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

  • Địa chỉ: Xã An Lạc, Chí Linh, Hải Dương

Chùa Bình Lâu

Chùa Bình Lâu là ngôi chùa cổ kính tọa lạc ở phường Tân Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ngôi chùa được xây dựng thời nhà Trần, trên nền của một ngôi chùa cổ có từ thời Lý. Trong thời chiến, chùa là trụ sở cách mạng, nơi tổ chức các cuộc hợp quan trọng, nơi nuôi giấu cán bộ. Do chiến tranh và thời gian nên chùa Bình Lâu gần như bị phá hủy hoàn toàn cùng với hệ thống tượng pháp, đồ Tế tự, Đồ pháp khí hầu như không còn…

Chùa Bình Lâu là ngôi chùa Tam Bảo được xây dựng uy nghi kiên cố mang đậm bản sắc của ngôi chùa Việt, bên cạnh là nhà Mẫu, nhà khách, nhà thờ Tổ. Tất cả được nằm trong khuôn viên trang nhã, có nhiều canh xanh và bóng mát. Bên trong các gian thờ, mùi hương trầm thoang thoảng, tiếng rõ mõ tựa như đưa du khách về trốn bình yên. Ngoài ra, chùa Bình Lâu có rất nhiều điều thú vị xung quanh. Dạo bên trong khuôn viên, du khách sẽ nhìn thấy tượng Phật bằng đá cao quá đầu người được chạm trổ vô cùng tỉ mỉ. Con đường được lát đá sạch sẽ, uốn lượn quanh co theo khu vườn. Hàng năm, chùa Bình Lâu thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội. Trong đó có lễ hội chính là lễ hội Phật đản diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch.

  • Địa chỉ: Đường Bình Lộc, P. Thanh Bình, Thành phố Hải Dương

Chùa Đông Thuần

Chùa Đông Thuần hay còn gọi là chùa Đông Hải, tọa lạc tại số 20, đại lộ Hồ Chí Minh, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa Đông Thuần được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX, mang đậm kiến trúc chùa chiền ở miền Bắc, với lối kiến trúc Chữ Đinh. Năm 1936, chùa được trùng tu, mở rộng và xây dựng thêm nhiều hạng mục mới. Chùa Đông Thuần có quy mô rộng lớn, với diện tích khoảng 4000km2.

Tại chùa Đông Thuần có lưu giữ nhiều pho tượng Phật, Bồ Tát, La Hán, Hộ Pháp… được tạc bằng gỗ quý, và có niên đại từ thế kỷ 19-20. Trong đó, nổi bật nhất là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng gỗ mít, cao 3,2m, được tạc vào thời nhà Nguyễn. Ngày nay, chùa Đông Thuần là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương, đồng thời là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của tỉnh. Tham quan chua Đông Thuần, du khách sẽ chìm vào trong không gian thanh tịnh, tranh nghiêm. Bên cạnh việc khám phá kiến trúc cổ xưa, du khách được thả hồn vào trong thiên nhiên trong lành.

  • Địa chỉ: 20 Đại lộ Hồ Chí Minh, P. Lê Thanh nghị, Thành phố Hải Dương

Chùa Cả

Chùa Cả có tên chữ là Cảnh Linh tự, còn được gọi là chùa Oi, nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đình chùa Dưỡng Thái ở thôn Dưỡng Thái Trung, xã Phúc Thành (huyện Kim Thành, Hải Dương). Theo sử sách ghi lại, đây là công trình cổ với kiến trúc độc đáo có từ thời hậu Lê. Trong thời kỳ chống Pháp, chùa Cả là căn cứ hoạt động cách mạng của Việt Minh. Thời điểm hiện tại ngôi chùa đang xuống cấp nghiêm trọng với nhiều bức tường bị nghiêng, nứt, rêu phủ xanh… mái chùa cũng hư hỏng nhiều. Chùa Cả có kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”, gồm các hạng mục chính như tiền đường, tòa tam bảo, nhà tổ, nhà thờ Mẫu, nhà khách…

Chùa Cả có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Tiền đường của chùa được xây dựng theo kiểu chồng diêm, gồm 3 gian 2 chái, lợp ngói mũi hài. Tòa tam bảo được xây dựng theo kiểu thượng lầu hạ điện. Ngoài ra, bên trong chùa còn có nhiều pho tượng Phật được chạm khắc tinh xảo. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Trần Nhân Tông, Trúc Lâm đệ nhất Tổ. Chùa Cả không chỉ là biểu tượng cho kiến trúc Phật Pháp mà còn được ví như bảo tàng lưu giữ nhiều cổ vật.

  • Địa chỉ: thôn Đông Phan, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Chùa Sùng Nghiêm

Chùa Sùng Nghiêm tọa lạc ngay dưới chân núi Rùa Vàng, xung quanh là rừng già, suối nước róc rách. Chùa Sùng Nghiêm được xây dựng từ thời nhà Lý thế kỉ XI-XIII. Đường thời, các vị quốc sư Vạn Hạnh, Đa Bảo, Viến Thống, Không Lộ đã góp công xây dựng chùa. Đền thời nhà Trần, chùa được mở mang rộng rãi, sang trọng hơn. Chùa có kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, gồm các hạng mục chính như tiền đường, tòa tam bảo, nhà khách, nhà mẫu, nhà tổ.

Vào những ngày lễ hội, chùa Sùng Nghiêm đón một lượng lớn khách thưởng trảy hội về đây để tế lễ và tham quan. Vào thời nhà Trần, chùa Sùng Nghiêm trở thành một trung tâm của Phật giáo nước ta, nơi các vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm thường hay về giảng đạo, nơi các Hoàng hậu, cung phi, công chúa thường về đây du ngoạn, tế lễ. Năm 1820, con cháu các dòng họ Đồng, Nguyễn, Phương, Đinh đã góp công sức để đúc hồng chuông công đức vào chùa. Trong đó có Cụ Đồng Tố Cự. Hiện nay, nhà thờ họ Đồng Tố nằm ở ngọn núi ở bên cạnh chùa Sùng Nghiêm.

  • Địa chỉ: KDC Bình Giang, phường Phả Lại, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Chùa Vĩnh Khánh

Chùa Vĩnh Khánh còn được gọi là chùa Trăm Gian, tọa lạc tại thôn An Ninh, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Thời gian đầu, ngôi chùa rất đơn sơ với 3 gian, cho đến nay, chùa có diện tích 10.000m2. Năm 2010, chùa được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Tại chùa có lưu giử pho tượng Phật tổ từ hàng trăm năm nay. Đặc biệt, trong quần thể của chùa nổi tiếng với tháp Bình Sơn hay tháp Then là một công trình kiến trúc bằng đất nung từ thời Trần được dựng giữa sân trước cửa chùa.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, thời gian, di tích quốc gia chùa Vĩnh Khánh tọa lạc tại thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô vẫn luôn toát lên vẻ uy nghi. Ngày nay, chùa được trung tu và xây dựng thành 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Phía trước có cột đồng trụ đưa ra một khoảng lớn tạo như tay ngai, nền được lát bằng gạch đỏ, bó thềm hiên và chân tảng bằng đá xanh, hệ thống cột bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài làm từ đất nung truyền thống. Màu đất nung tươi hồng, nổi bật giữa nền trời xanh ngọc bích tạo nên khung cảnh yên bình ở làng quê, hồi tưởng lại những truyền thuyết kỳ bí xa xưa. Chùa Vĩnh Khánh đã gắn bó lâu với đời sống văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Hàng năm, cứ ngày 15 tháng Giêng âm lịch địa phương tổ chức lễ hội chùa – tháp. Lễ hội được tổ chức trang trọng, sau phần lễ, phần hội cũng được tổ chức rất phong phú với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, cờ tướng, cờ người, chọi gà… đã thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.

  • Địa chỉ: làng An Ninh, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Ngoài những ngôi chùa được giới thiệu ở trên, ở Hải Dương vẫn còn nhiều địa điểm du lịch tâm linh, nổi tiếng thu hút du khách từ khắp mọi nơi như: đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, Đền thờ nhà giáo Chu Văn An, đền Cao An Phụ,…

Xem thêm:

Du khách có thể xem thêm bài Kinh Nghiệm Du Lịch Hải Dương: Về Xứ Bánh Đậu Xanh Nức Tiếng tại danh mục miền Bắc trên Kinhnghiemdulich.gody.vn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments